Page 173 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 173

Phaàn II: Lòch söû vaø truyeàn thoáng    173



                  Tháng 5/1951, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Hưng họp kiểm điểm, rút kinh
               nghiệm trong chỉ đạo đấu tranh giai đoạn trước và đề xuất các giải pháp thực hiện
               đường lối của Trung ương Đảng, nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng vùng địch hậu.
               Đại hội bầu Ban Chấp hành mới, đồng chí Nguyễn Thi được bầu làm Bí thư Huyện ủy.
                  Sau khi bị thất bại trong Chiến dịch Đường số 18 do ta mở, quân Pháp lại tiến hành
               cuộc bình định lần thứ tư nhằm chiếm lại thế chủ động trên chiến trường Đông Bắc.
               Chúng tiếp tục xây dựng hệ thống boong-ke, tiến hành các trận càn vào khu vực của ta,
               lập các tổ chức tôn giáo - chính trị thân Pháp. Tuy nhiên, kế hoạch của địch đã bị quân
               dân thị xã Quảng Yên và huyện Yên Hưng làm cho thất bại.

                  Trong bối cảnh chiến đấu chống bình định gay go, khốc liệt, phong trào sản xuất,
               đóng thuế nông nghiệp, ủng hộ kháng chiến vẫn lên cao. Năm 1951, tỉnh Quảng Yên
               được xếp loại khá nhất về công tác thuế nông nghiệp của Liên khu Việt Bắc. Thành tích
               đó có sự đóng góp to lớn của nhân dân thị xã Quảng Yên và huyện Yên Hưng.

                   2. Giữ vững và đẩy mạnh phong trào kháng chiến, giải phóng quê hương
               (1952 - 1955)
                  Đầu năm 1952, Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Hòa Bình (11/1951 -
               02/1952). Sau hơn 3 tháng chiến đấu, trên mặt trận chính, ta tiêu diệt hơn 6.000 tên
               địch và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, buộc chúng phải rút khỏi Hòa Bình.
                  Phối hợp với chiến trường Hòa Bình, Tỉnh ủy Quảng Yên chủ trương đẩy mạnh chiến
               tranh du kích trong vùng địch hậu, đưa Tiểu đoàn Bạch Đằng về các huyện cùng nhân
               dân và du kích chống càn, phát triển cơ sở, thúc đẩy cuộc kháng chiến của toàn tỉnh.

                  Trước những bố trí của thực dân Pháp để khống chế chiến trường Đông Bắc, Huyện
               ủy Yên Hưng đã phân tích tình hình, đồng thời đề ra nhiệm vụ chiến đấu cụ thể. Các lực
               lượng vũ trang diệt nhiều quân địch trong Chiến dịch Bôlêrô (6/1952), trong trận đánh
               ở Lưu Kiếm, trận phục kích Hòn Dáu (15/3/1953), phản công ở Thượng Yên Công (04 -
               08/11/1953). Những trận thắng này đã cho thấy được sự trưởng thành của các lực lượng vũ
               trang thị xã Quảng Yên và huyện Yên Hưng, bảo vệ sự an toàn cho các căn cứ cách mạng.
                  Ngày 13/3/1954, quân ta mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Phối hợp với chiến trường
               Điện Biên Phủ, Đảng bộ và nhân dân thị xã Quảng Yên và huyện Yên Hưng đẩy mạnh
               cuộc kháng chiến trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, làm cho địch rối
               loạn ngay ở vùng chúng tạm chiếm.
                  Hai trung đội của Đại đội 915 cùng du kích liên tục tấn công các vị trí quanh thị xã:
               Đêm 23/6 diệt hoàn toàn bốt Kim Lăng; tiếp đó bộ đội huyện cùng du kích tiêu diệt địch
               ở La Khê, Bùi Xá, Cống Quỳnh, bức rút đồn Cống Mương, Yên Đông, Trung Bản; hạ 4
               đồn giặc ở Lưu Kiếm.
                  Đảng bộ cũng chủ trương mở chiến dịch tuyên truyền địch vận, kêu gọi binh lính
               ngụy đào ngũ. Ngày 07/5/1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt. Trên đà
               chiến thắng, ngày 26/7/1954, ở huyện Yên Hưng đã vận động 700 lính ngụy đào ngũ và
               hơn 100 lính ngụy phản chiến.
                  Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, thực dân Pháp cam kết tôn trọng
               độc lập, chủ quyền thống nhất của dân tộc ta. Một nửa đất nước được hoàn toàn giải
               phóng. Đảng bộ và nhân dân thị xã Quảng Yên và huyện Yên Hưng khẩn trương chuẩn
               bị cho ngày giải phóng quê hương.
   168   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178