Page 169 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 169

Phaàn II: Lòch söû vaø truyeàn thoáng    169



                                                     CHƯƠNG IV
                               QUẢNG YÊN TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN
                            CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 - 1955)



                  I. Bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám, chuẩn bị kháng chiến chống
               thực dân Pháp (9/1945 - 12/1946)

                  Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đánh
               dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc, một thời kỳ mới được mở ra - thời kỳ độc lập,
               tự do, nhân dân Việt Nam trở thành những người chủ đất nước. Đảng Cộng sản Việt
               Nam từ hoạt động bí mật trở thành Đảng cầm quyền.

                  Cùng với cả nước, chính quyền và nhân dân Quảng Yên bắt tay vào công cuộc bảo
               vệ chính quyền non trẻ, xây dựng cuộc sống mới. Song, tình hình lúc này đặc biệt khó
               khăn. Ở bên ngoài, các thế lực đang lấy lý do giải giáp quân đội Nhật để tiến vào, cùng
               với đó là các tổ chức phản động rục rịch nổi dậy, tiếp ứng cho bên ngoài hòng phá hoại
               chính quyền mới của ta. Hệ quả của nạn đói đầu năm 1945 để lại rất nghiêm trọng,
               trong đó riêng ở thôn Bùi Xá (nay là khu phố Bùi Xá, phường Tân An) có 382 người chết,
               8 người phải tha phương ; các tệ nạn xã hội như thuốc phiện, cờ bạc, mê tín dị đoan...
                                         (1)
               chưa được trừ bỏ một cách triệt để, chính sách “ngu dân” của thực dân Pháp làm cho đại
               đa số người dân mù chữ khiến công tác tuyên truyền, vận động càng thêm khó khăn.
                  Vấn đề cấp bách lúc này là xây dựng chính quyền mới thay thế cho hệ thống chính
               quyền thực dân và tay sai. Ngày 06/01/1946, hàng vạn cử tri khu vực thị xã Quảng Yên và
               huyện Yên Hưng phấn khởi tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Các
               lực lượng vũ trang địa phương cũng được thành lập để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ngay
               tại quê hương. Hội đồng nhân dân các cấp cùng với các tổ chức đoàn thể có trách nhiệm
               đưa ra quyết sách để giải quyết các vấn đề cấp bách: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
                  Thực hiện cuộc vận động chống “giặc đói” do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động, chính
               quyền cách mạng thành lập Ban Cứu tế, tuyên truyền vận động mọi người góp tiền, góp
               gạo, xây dựng hũ gạo cứu đói giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, khuyến
               khích bà con nông dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, với những khẩu hiệu như “Không bỏ
               ruộng hoang”, “Tấc đất tấc vàng”, phong trào sản xuất phủ xanh đồng ruộng phát triển,
               ruộng đất tịch thu từ bọn địa chủ được chia cho nông dân để đảm bảo tư liệu sản xuất.

                  Để diệt “giặc dốt”, các lớp bình dân học vụ nhanh chóng được mở cho tất cả các tầng
               lớp nhân dân, không kể già, trẻ, gái, trai đến học. Tinh thần học tập hăng say nhanh
               chóng nở rộ ra khắp huyện, thị, mọi người tranh thủ học tập ở mọi lúc, mọi nơi.

                  Cuộc vận động xây dựng đời sống mới cũng được chính quyền, Mặt trận Việt Minh và
               các đoàn thể quần chúng đẩy mạnh. Các ban vận động được thành lập nhằm xóa bỏ các tệ
               nạn xã hội nguy hiểm, đồng thời phát triển các hoạt động lành mạnh như thể thao, văn
               nghệ. Các hoạt động văn nghệ thường xuyên được tổ chức nhằm giáo dục, cổ vũ tinh thần
               cách mạng, xây dựng các lực lượng chính trị của quần chúng nhân dân trong đấu tranh.

                  Lực lượng vũ trang chuẩn bị cho kháng chiến với sự ra đời của Đại đội Bạch Đằng,
               Đại đội Trần Hưng Đạo, các trung đội, tiểu đội của các xã.


               (1)  Xem Văn Tạo, Furuta Motoo (Đồng chủ biên): Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích
               lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.640.
   164   165   166   167   168   169   170   171   172   173   174