Page 164 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 164

164    Ñòa chí Quaûng Yeân



               50 mẫu ruộng. Được sự giúp đỡ của chính quyền thực dân, tên tư bản Pháp là Giuyliêng
               chiếm hầu hết ruộng đất khu Cây số 11, Khe Cát và Yên Lập...

                  Bên cạnh chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân, chúng còn đặt ra hàng trăm loại thuế
               vô lý, đánh vào người lao động, trong đó dã man nhất là thuế đinh. Nam giới từ 18 tuổi
               trở lên đều phải nộp thuế hằng năm với số tiền 2,5 đồng, có năm lên tới 3 đồng, thậm
               chí là 4 - 4,5 đồng do bọn chức dịch địa phương nâng lên. Nhiều người làm thuê quanh
               năm vẫn không đủ tiền nộp thuế. Tầng lớp dân nghèo, buôn thúng bán bưng, làm dịch
               vụ cho binh lính thường xuyên bị mua chịu, quỵt tiền... làm cho đời sống của nhân dân
               đã cơ cực lại càng cơ cực hơn. Nhiều người phải bỏ quê hương đi kiếm sống ở nơi khác,
               vào đồn điền cao su ở phía Nam, ra khu mỏ đào than thuê, sang cảng Hải Phòng làm
               phu khuân vác...

                  Về văn hóa - xã hội: Thực dân Pháp khuyến khích và duy trì các hủ tục phong kiến
               lạc hậu ở nông thôn, thực hiện chính sách “ngu dân” để dễ bề cai trị, vơ vét, bóc lột.
               Chúng đặt ra hàng trăm thứ lệ làng phép nước, mua bán chức quyền ở nông thôn như
               mua xã, bán hương, vào đình ra đám, tục lệ ma chay, cưới xin tốn kém, tạo ra ngôi thứ
               trong họ ngoài làng... khiến cho người nông dân nghèo càng thêm khổ cực.
                  Việc chăm sóc sức khỏe người dân không được chính quyền thực dân, phong kiến
               quan tâm. Trên địa bàn Quảng Yên, một số nhà thương, cơ sở y tế được mở ra chủ yếu
               để phục vụ cho hàng ngũ quan chức của chính quyền thực dân và một số nhà giàu, còn
               phần lớn người dân không được chăm sóc y tế, mỗi khi đau ốm, người dân chỉ còn biết
               dùng lá cây chữa chạy theo kinh nghiệm dân gian hoặc nhờ các thầy lang, thầy cúng...
               Việc đỡ đẻ trong các thôn đều do “bà mụ”, “bà đỡ” có kinh nghiệm đảm nhận, tình trạng
               hữu sinh vô dưỡng thường xuyên xảy ra.

                  Tuy bị thực dân Pháp và tay sai áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, đầu độc về tinh
               thần, mê hoặc về tư tưởng, trụy lạc về văn hóa, song những điều đó không thể làm phai
               nhạt tinh thần yêu nước nồng nàn mà càng thôi thúc lòng căm thù, ý chí đấu tranh quật
               khởi của nhân dân Quảng Yên. Ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược nước
               ta, nhiều con em trên địa bàn Quảng Yên đã tham gia các cuộc khởi nghĩa chống thực
               dân Pháp do Đốc Tít, Lưu Kỳ, Lãnh Pha, Lãnh Hy, Đề Hồng... lãnh đạo ở vùng Đông
               Bắc. Các cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng đã tô thắm thêm truyền thống
               yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm của nhân dân Quảng Yên.
                  II. Thời kỳ vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám (1930 - 1945)

                  Năm 1921, thực dân Pháp cho xây dựng Nhà máy Kẽm Quảng Yên với mục đích khai
               thác tài nguyên và bóc lột nhân công giá rẻ. Sự xuất hiện của Nhà máy Kẽm Quảng Yên
               khiến cho lực lượng công nhân được tập trung đông đảo tại đây.

                  Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ở trong
               nước đã bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931, tiêu biểu là cao trào Xô viết Nghệ
               Tĩnh, các cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền Phú Riềng (Nam Kỳ), của nông dân
               huyện Tiền Hải (Thái Bình)...

                  Phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động ở các nơi như Uông Bí,
               Vàng Danh, Hòn Gai, Cẩm Phả khiến cho tình hình Quảng Yên có sự biến chuyển lớn.
   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169