Page 159 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 159

Phaàn II: Lòch söû vaø truyeàn thoáng    159



                  Dưới thời Lê - Trịnh, các đợt khai hoang, quai đê lấn biển tiếp tục diễn ra trên vùng
               đất Yên Hưng. Tham gia khai hoang lúc này chủ yếu là cư dân từ các vùng nghèo đói,
               bị chiến tranh tàn phá và bị cường hào, địa chủ chiếm đất, kéo nhau ra lập làng mới.
               Ngoài dân bản địa, trong những người đến khai hoang còn có đông đảo cư dân các trấn
               thuộc vùng châu thổ Bắc Bộ. Hầu hết ruộng đất do dân làng khai khẩn đều trở thành
               ruộng đất công, thuộc quyền sở hữu chung của làng xã.

                  Bằng sức lao động cần cù và óc sáng tạo, người dân Yên Hưng từng bước khắc phục
               khó khăn để vươn lên. Ngoài trồng lúa, trồng màu, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản, người
               dân Yên Hưng còn làm một số nghề phụ như: chài lưới, đan đó, đan thuyền nan, mộc...
                  Về giáo dục, tuy đất nước gặp nhiều loạn lạc, chiến tranh xảy ra liên miên song chế
               độ thi cử theo hệ thống Nho giáo vẫn được chính quyền Lê - Trịnh duy trì tương đối liên
               tục. Từ cuối thế kỷ XVII, ở các làng, xã thuộc huyện Yên Hưng đều xây dựng văn chỉ để
               thờ Khổng Tử và những người học hành đỗ đạt. Các làng có văn chỉ đều thành lập Hội
               Tư văn để ghi lại việc học hành của làng và khắc tên những người đỗ đạt thành danh.
               Hiện nay, trên địa bàn thị xã Quảng Yên còn di tích văn chỉ Khê Chanh (phường Quảng Yên),
               văn chỉ Hải Yến và văn chỉ Yên Đông (phường Yên Hải), trong đó văn chỉ Khê Chanh
               đã được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
                  Trong thế kỷ XVI - XIX, các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng dân gian như
               đình, chùa, miếu được dựng lên nhiều trên đất Yên Hưng, trong đó có những công trình
               tiêu biểu, cổ kính vào loại bậc nhất trong cả nước còn tồn tại đến ngày nay như: đình
               Phong Cốc, đình Lưu Khê...
                  Từ những năm 30 của thế kỷ XVIII, một cuộc khủng hoảng sâu sắc diễn ra trong xã
               hội Đàng Ngoài. Trong triều đình, vua quan đi vào con đường xa hoa, trụy lạc đến cực
               độ. Ở nông thôn, bọn cường hào kết bè, kết đảng thâu tóm mọi quyền hành, bòn rút, bóc
               lột nhân dân dẫn đến tình trạng đại bộ phận nông dân không còn “miếng đất cắm dùi”,
               đời sống nhân dân khó khăn và lâm vào cảnh cơ cực. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân
               với địa chủ và Nhà nước phong kiến ngày càng trở nên gay gắt, hàng loạt cuộc khởi nghĩa
               nông dân chống triều đình đòi quyền lợi nổ ra ở khắp nơi, tiêu biểu là của Nguyễn Tuyển
               và Nguyễn Cừ (1739 - 1741), Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751)... Các cuộc khởi nghĩa này
               diễn ra vô cùng sôi nổi và quyết liệt thu hút hàng vạn người dân tham gia, trong đó có
               nhân dân Yên Hưng. Tuy nhiên, do chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt nên các
               cuộc khởi nghĩa đều thất bại bởi sự đàn áp của chính quyền phong kiến.

                  Cuối thế kỷ XVIII, tình hình Đàng Trong do chúa Nguyễn cai quản cũng rơi vào
               khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt. Những cuộc đấu tranh của
               nông dân nổ ra ở khắp nơi, trong đó đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do 3 anh em
               Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.

                  Từ Tây Sơn, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan tỏa rộng khắp và có sức ảnh hưởng mạnh
               mẽ. Được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân Tây Sơn đã lập nên nhiều chiến công vang
               dội. Sau khi đánh đổ tập đoàn chúa Nguyễn ở Đàng Trong (năm 1777) và đánh tan quân
               Xiêm xâm lược (năm 1785), tháng 7/1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Thăng Long lật đổ
               chính quyền họ Trịnh và trao toàn bộ quyền hành lại cho Vua Lê rồi rút vào Nam.
                  Trong lúc tình hình chính trị ở Bắc Hà dần đi vào ổn định, Lê Chiêu Thống cho người
               sang cầu cứu Nhà Thanh. Nhận thấy đây là thời cơ thuận lợi để xâm lược, Vua Thanh
   154   155   156   157   158   159   160   161   162   163   164