Page 163 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 163

Phaàn II: Lòch söû vaø truyeàn thoáng    163



                                                     CHƯƠNG III
                            QUẢNG YÊN TỪ KHI THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC

                                ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1858 - 1945)



                  I. Quảng Yên dưới ách cai trị của thực dân Pháp

                   Ngày 01/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà
               (Đà Nẵng), chính thức mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Sau khi chiếm xong lục tỉnh
               Nam Kỳ, thực dân Pháp tiến hành đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ. Năm 1883,
               sau khi chiếm Hải Phòng, Hòn Gai, thực dân Pháp đã tiến đánh Quảng Yên, khống chế
               tuyến đường giao thông nối Hòn Gai với Hải Phòng và cả nước.

                  Ngay sau khi chiếm được tỉnh lỵ Quảng Yên, thực dân Pháp nhanh chóng bắt tay vào
               việc thiết lập bộ máy cai trị của mình. Chúng đã cho xây dựng trại lính, đồn bốt, nhà
               Công sứ, Sở Mật thám, Nhà tù, Kho bạc, Nhà đoan... và mở rộng các khu phố cũ: phố
               Yên Hưng thành phố Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Hoàng Hoa Thám ngày nay; phố Khê
               Chanh được đổi thành phố Trương Quốc Dụng sau đổi thành phố Trần Khánh Dư; phố
               Tiền Môn được đổi thành phố Gia Long và Phạm Ngũ Lão, sau này phố Gia Long được
               đổi thành phố Đoàn Kết, rồi đổi thành phố Ngô Quyền. Quảng Yên trở thành thị xã tỉnh
               lỵ của tỉnh Quảng Yên. Đây là nơi nghỉ dưỡng, nơi tập trung bộ máy cai trị của thực dân
               Pháp với vùng Đông - Bắc .
                                           (1)
                  Huyện Yên Hưng lúc này có 5 tổng: Hà Nam, Hà Bắc, Dưỡng Động (Rãng Động), Trúc
               Động, Bí Giàng.
                  Về hình thức, Pháp vẫn duy trì hệ thống quan lại triều đình Nhà Nguyễn. Bên cạnh
               Công sứ có Tuần phủ, Bố chánh, Án sát. Đứng đầu tổng có Chánh tổng, Phó tổng; đứng
               đầu xã có Lý trưởng, Phó lý. Ngoài ra còn có một hệ thống chức dịch từ tỉnh đến làng
               xã. Thực dân Pháp đã tạo ra một đội ngũ tay sai bản xứ có đặc quyền, bao gồm các
               tầng lớp địa chủ, cường hào ở địa phương để làm chỗ dựa cho bộ máy thống trị thực
               dân của chúng.

                  Với chính sách “chia để trị”, “dùng người Việt trị người Việt”, thực dân Pháp đã thực
               hiện chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, gây ra mâu thuẫn, tạo hiềm khích giữa các làng,
               dòng họ, phe giáp, các tôn giáo... với nhau. Đồng thời đàn áp phong trào yêu nước và các
               xu hướng chính trị tiến bộ khác, nhằm mục đích đè bẹp tinh thần yêu nước, ý chí cách
               mạng của nhân dân ta.

                  Về kinh tế: Cũng như bao làng quê khác trong cả nước, ở Yên Hưng, địa chủ, cường
               hào cậy quyền thế đã tìm mọi thủ đoạn chiếm đoạt đất công, chia đất gian lận, cố tình
               kéo dài thời gian chia lại đất công để giữ đất về phần mình (có khi đến 6 năm mới chia
               lại đất công một lần). Do vậy, ruộng đất hầu hết tập trung vào tay địa chủ. Bình quân
               mỗi địa chủ ở đây chiếm từ 10 đến 50 mẫu ruộng. Điển hình, ở tổng Rãng Động có địa
               chủ chiếm tới hơn 1.000 mẫu ruộng ở chân đê quai; ở tổng Hà Nam, có địa chủ cướp trên


               (1)  Xem Lê Đồng Sơn: “Quảng Yên, trung tâm văn hóa vùng Đông Bắc trong lịch sử”, in trong: Đô thị
               Quảng Yên, truyền thống và định hướng phát triển, sđd, tr.132-133.
   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168