Page 162 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 162

162    Ñòa chí Quaûng Yeân



               cả sông Bạch Đằng, cướp bóc địa phương Kinh Môn. Nguyễn Văn Thành sai Chưởng
               dinh Nguyễn Đình Đắc, Đô thống chế Phan Tiến Hoàng, Tán lý kiêm Binh bộ Đặng Trần
               Thường đem quân đánh dẹp. Vua nghe báo, sai Nguyễn Văn Trương lãnh quân thủy bộ
               đến cùng Văn Thành điều độ biền binh phái thêm để phòng triệt những đường trọng
               yếu. Hương cống cũ Triều Lê là Bùi Huy Ngọc và Nguyễn Huy Khuê người Yên Quảng
               họp đem thổ hào ở hai tổng Hà Nam và Hà Bắc đi theo quan binh, đánh chém được 6
               đầu giặc, bắt được thiếu úy giặc là tên Vân... Thuyền giặc chạy ra biển về phía Đông.
               Văn Thành đem tình trạng tâu lên. Vua cho Huy Ngọc làm Tham hiệp Yên Quảng, Huy
               Khuê làm Tri huyện Hữu Lũng. Các thổ hào đều được thưởng thụ cai đội, đội trưởng, cai
               thuộc, ký thuộc, cai tổng, phó tổng khác nhau” . Năm 1808, “hơn 80 chiếc thuyền giặc
                                                                 (1)
               Tề Ngôi bị người Thanh đuổi bắt, trốn chạy đến ngoài biển Yên Quảng, Thành thần sai
               chánh thống Hữu đồn Tiền quân là Bùi Văn Thái, Phó thống Tả đồn là Nguyễn Văn Trị
               đem binh thuyền tiến đánh, Chánh quản thập cơ quân Thần võ là Trần Văn Thìn đem
               quân bộ đến Hải Dương tiếp ứng, Chưởng dinh Trương Tiến Bửu làm Điều bát nhung
               vụ. Bọn giặc xâm phạm sông Bạch Đằng, áp đánh trấn lỵ Yên Quảng. Trấn thủ Lê Văn
               Vịnh cùng với Nguyễn Văn Trị đánh lui được giặc, chém được hơn mười đầu giặc và bắt
               được già trẻ hơn sáu chục người” .
                                                  (2)
                  Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, nhân dân Yên Hưng còn tham gia tiêu diệt nhiều
               toán cướp biển, tiêu biểu như: năm 1863, toán cướp biển gồm 2 tàu Tây Dương, 10 tàu
               nước Thanh, 200 tàu của cướp biển người Việt vào sông Bạch Đằng để cướp phá Hà
               Nam và trấn lỵ Quảng Yên. Nhân dân xã Phong Lưu và quân thứ Hải Yên dưới sự chỉ
               huy của Thủy đạo thống chế Hải Yên Lê Quang Tiến và Tuần phủ Bùi Huy Phan đã
               tiến công đánh cho chúng tan tác, phải rút chạy ra vùng biển Cát Bà, Đồ Sơn. Đầu năm
               1864, tên giặc Tạ Văn Phụng kéo quân thủy đậu ở ngoài khơi Nghiêu Phong (Cát Hải)
               gồm 256 chiến thuyền và hơn 3.000 quân thủy bộ vào Quảng Yên cướp bóc. Ngày 26
               tháng 6 năm Giáp Tý (1864), Hiệp thống Đại thần Trương Quốc Dụng đem quân thứ
               Hải Yên (Hải Dương) ra Quảng Yên phối hợp với Tuần phủ Quảng Yên kiêm Tán lý
               quân thứ Hải Yên là Văn Đức Giai, Tán tương quân thứ Hải Yên là Trần Huy San, Tri
               huyện Yên Hưng là Võ Duy Nghị đem 1.000 quân và hai thớt voi đánh nhau với giặc tại
               xã La Khê, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên. Trong trận này, Hiệp thống Trương Quốc
               Dụng và Tuần phủ Quảng Yên Văn Đức Giai đã tử trận cùng với 380 quân sĩ . Để tưởng
                                                                                               (3)
               nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao đánh giặc của hai ông, dân làng La Khê đã lập đền thờ
               phụng, gọi tên là đền Quan Đại (đền quan lớn).
                  Ghi nhận những đóng góp của nhân dân các xã hai tổng Hà Bắc và Hà Nam huyện
               Yên Hưng trong việc tiễu trừ giặc cướp, các triều vua Nhà Nguyễn đã nhiều lần sắc
               phong “Nghĩa dân”, “Nghĩa dân khả phúng” (người dân có nghĩa đáng khen), “Thiện
               tục khả phong” (những phong tục tốt đẹp). Trong gia phả các họ Tiên Công ở xã Phong
               Lưu còn ghi lại nhiều người được triều đình Nhà Nguyễn tặng bằng sắc, ban hàm tước:
               “Bang biện Tổng vụ thất phẩm (hoặc bát phẩm, cửu phẩm) Bá hộ” do đã chiêu mộ các
               nam đinh trai tráng, trang bị gươm giáo và súng đạn bảo vệ xóm làng .
                                                                                         (4)
               (1)  Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, tập 1, sđd, tr.571.
               (2)  Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, tập 1, sđd, tr.723.
               (3)  Xem Lê Đồng Sơn (Chủ biên): Văn hóa Yên Hưng - Lịch sử hình thành và phát triển, sđd, tr.316-317.
               (4)  Xem Lê Đồng Sơn: “Người Thăng Long trấn giữ quan ải Bạch Đằng giang”, in trong: Phát triển bền
               vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167