Page 161 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 161

Phaàn II: Lòch söû vaø truyeàn thoáng    161



               Đến năm Tự Đức thứ 19 (1866), thành được xây dựng kiên cố bằng gạch. Sách Đại Nam
               nhất thống chí mô tả: thành Quảng Yên có chu vi 174 trượng, cao 7 thước, mở 3 cửa,
               không có hào, ở gò núi xã Quỳnh Lâu, huyện Yên Hưng . Hiện nay, thành Quảng Yên
                                                                          (1)
               vẫn còn dấu vết là một số đoạn tường thành xây bằng gạch, đá trải qua thời gian đã bị
               rêu phong. Đây là dấu vết thành cổ còn rõ nhất trong số các di tích thành cổ được biết
               đến trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

                  Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính ở địa phương, vua Minh Mạng đã xóa bỏ
               các tổng trấn, đổi các dinh trấn thành tỉnh. Theo đó, trấn Quảng Yên được đổi thành
               tỉnh Quảng Yên. Huyện Yên Hưng thuộc phủ Hải Đông, tỉnh Quảng Yên. Năm Canh
               Tuất (1850), Nhà Nguyễn tiến hành dồn bớt các phủ, huyện, châu của tỉnh Quảng Yên.
               Theo đó, huyện Yên Hưng chuyển thuộc phủ Sơn Định, với 2 tổng, 17 xã, phường.
                  Đầu thế kỷ XIX, nông nghiệp ở Yên Hưng vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, song nông
               nghiệp phải đương đầu với nhiều khó khăn như số lượng ruộng đất bỏ hoang lớn, thiếu
               nước, chất lượng đất xấu, độ chênh lệch cao thấp của đồng ruộng lớn... ảnh hưởng đến
               diện tích, năng suất cây trồng và sản lượng lương thực. Vì vậy, bên cạnh sản xuất nông
               nghiệp, nhân dân Yên Hưng còn kết hợp với một số ngành nghề như: khai thác thủy sản,
               lâm thổ sản, nghề thủ công, buôn bán... Bên cạnh đó, với vị trí cạnh sông, giáp biển, từ
               huyện có thể thông thương thuận tiện đến Cát Bà, Vân Đồn, Móng Cái... nên việc giao
               lưu, vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương trong huyện với bên ngoài diễn ra sôi nổi.

                  Chính sách đề cao Nho giáo và thực thi nền giáo dục Nho học của Triều Nguyễn ở
               mức độ nào đó đã có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động giáo dục của vùng đất Yên
               Hưng. Hầu hết làng, xã trong huyện đều xây văn từ, văn chỉ, khắc bia đá ghi tên những
               người học hành đỗ đạt, thờ những người đỗ đạt cao. Năm Minh Mạng thứ 10 (1829),
               triều đình cho phép xây dựng nhà Học chính tại xã Quỳnh Lâu, huyện Yên Hưng để
               đào tạo một số ít quan lại và sĩ tử trong huyện. Do nhu cầu học hành trong huyện ngày
               một tăng, nên nhà Học chính được xây dựng quy mô thành trường học của Huấn đạo
               huyện Yên Hưng. Sau khi xây dựng trường Huấn đạo, phong trào học hành, thi cử trong
               huyện phát triển mạnh. Năm Tự Đức thứ 2 (1849), tỉnh Quảng Yên đã đổi tên trường
               của Huấn đạo huyện Yên Hưng thành Giáo thụ và nâng cấp trường học của huyện Yên
               Hưng thành trường học của phủ Sơn Định và các sĩ tử vùng lân cận.

                  Trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng, mặc dù Nhà Nguyễn cố gắng hạn chế ảnh hưởng
               của Phật giáo, Thiên Chúa giáo và cấm dân theo đạo. Nhưng trên thực tế, tại các làng
               xã của huyện Yên Hưng, các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng vẫn phát triển bình thường.
               Nhiều công trình về tôn giáo, tín ngưỡng được nhân dân xây dựng, tu bổ để thờ Phật,
               thờ Thành hoàng làng, thờ những người có công với làng, với nước...

                  Dưới thời Nhà Nguyễn, vấn nạn “giặc cướp” và thổ phỉ là mối quan ngại đối với chính
               quyền địa phương. Huyện Yên Hưng nằm ở vị trí cạnh sông, giáp biển, từ đây có thể đi
               lại dễ dàng với vùng núi Cát Bà, Vân Đồn, Móng Cái. Vị trí và địa thế như vậy khiến cho
               nơi đây trở thành một địa bàn hoạt động khá thường xuyên của các toán cướp biển. Bởi
               vậy, nhân dân Yên Hưng đã đứng lên kết hợp với quân triều đình đánh đuổi cướp biển,
               bảo vệ quê hương. Theo sách Đại Nam thực lục: Năm 1803, “hơn trăm chiếc thuyền của
               giặc biển Tề Ngôi ra vào ở khoảng Tiên Yên và Vân Đồn, xâm bức bảo Cỗ Dũng, lại vào

               (1)  Xem Đại Nam nhất thống chí, tập 4, sđd, tr.18.
   156   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166