Page 157 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 157

Phaàn II: Lòch söû vaø truyeàn thoáng    157



               khoảng thời gian từ năm 1434 đến năm 1504, lần lượt các nhóm cư dân ở vùng đồng
               bằng Sông Hồng, sông Thái Bình đã đến An Hưng quai đê, lấn biển, lập làng. Nhóm do
               hai ông Hoàng Nông, Hoàng Nênh lập nên thôn Trung Bản (sau sáp nhập vào xã Phong
               Lưu); nhóm do hai ông Hoàng Kim Bảng, Đồng Đức Hấn lập nên thôn Vị Dương (sau
               thành xã Vị Dương); nhóm do hai ông Đỗ Độ, Đào Bá Lệ lập nên xã Lương Quy (sau đổi
               thành Lưu Khê) và nhóm do hai anh em Phạm Nhữ Lãm, Phạm Thanh Lảnh lập nên
               xã Hải Triền và thôn Vị Khê (một thôn của xã Vị Dương). Như vậy, đến đầu thế kỷ XVI,
               trên vùng đất Hà Nam xưa đã hình thành nên 4 xã lớn: Vị Dương, Phong Lưu, Lương
               Quy và Hải Triền với dân số lên đến hàng nghìn người.

                  Về diện tích khai hoang, theo nội dung trên bia ký ở đình Trung Bản năm Hồng Đức
               thứ 25 (1494) và năm Hồng Đức thứ 26 (1495) thì “từ năm 1471 đến năm 1493, triều
               đình đã cử các quan lại đến khu Hà Nam kết hợp với chức sắc địa phương khám đạc
               ruộng đất các làng xã. Số ruộng đo được là 4.020 mẫu 5 sào 5 thước 3 tấc, được chia cho
               các xã Phong Lưu, Vị Dương, Lương Quy”. Việc phân phối ruộng đất sau khi khẩn hoang
               cũng được ghi khá rõ “những người có công trong việc khẩn hoang lập những làng đầu
               tiên trên đảo được cấp riêng cho mỗi người được 5 mẫu ruộng và 5 sào vườn làm ruộng
               đất tư. Số còn lại dùng để quân cấp cho dân đinh các xã”.

                  Sau khi căn bản hoàn thành việc khẩn hoang, quai đê, lấn biển, lập làng, nhân dân
               trong vùng đã cải tạo ruộng đất, phát triển nông nghiệp, vì vậy trong giai đoạn này, bên
               cạnh vùng nông nghiệp Đông Triều, An Hưng nổi lên trở thành một vùng nông nghiệp
               lớn. Ngoài sản xuất nông nghiệp, nhân dân An Hưng còn đánh bắt thủy sản, làm nghề
               chài lưới, khai thác lâm thổ sản và một số nghề phụ khác. Kinh tế ổn định, đời sống của
               cư dân ngày càng được nâng lên. Các phong tục, tập quán bản địa vẫn tiếp tục được duy
               trì và phát triển trong nhân dân.

                  IV. Quảng Yên thời Mạc (1527 - 1592)
                  Sau một thời gian phát triển thịnh trị của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền
               dưới thời vua Lê Thánh Tông, đến đầu thế kỷ XVI, Nhà Lê sơ bước vào thời kỳ suy yếu.
               Các vua Uy Mục, Tương Dực ăn chơi sa đọa, không còn quan tâm đến việc triều chính, bỏ
               mặc cho quan lại, địa chủ hoành hành, hạch sách, chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân.
               Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều đình nổ ra khắp nơi. Lợi dụng tình hình đó,
               một số thế lực phong kiến đã tiến hành chiêu mộ quân, tranh chấp lẫn nhau để giành
               quyền lũng đoạn triều chính. Nổi trội hơn cả là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc
               Đăng Dung. Năm 1527, sau khi đã dẹp yên các cuộc khởi nghĩa nông dân và đánh bại
               các thế lực phong kiến chống đối, nhận thấy được sự bất lực và suy sụp của Nhà Lê, Mạc
               Đăng Dung ép Vua Lê nhường ngôi, lập ra Nhà Mạc.

                  Ngay từ khi mới thành lập, Nhà Mạc tập trung củng cố mô hình tổ chức chính quyền
               từ trung ương đến địa phương, trong đó cả nước được chia thành 13 đạo (địa bàn tương
               ứng 13 thừa tuyên thời Lê sơ), dưới đạo là phủ, huyện hoặc châu, tổng và xã. An Hưng
               thời kỳ này vẫn là một huyện thuộc phủ Hải Đông, đạo An Bang . Bên cạnh việc củng
                                                                                    (1)
               cố bộ máy chính quyền, Nhà Mạc còn chú trọng mở thêm các khoa thi nhằm tạo ra một
               lớp người trung thành với triều đại mới; xây dựng hệ thống quân đội, khuyến khích phát

               (1)  Đến đời vua Lê Anh Tông (1557 - 1573), An Bang được đổi thành An Quảng (vì vua Anh Tông là
               Lê Duy Bang, kỵ húy chữ “Bang” nên đổi thành “Quảng” đều có nghĩa là rộng lớn, vùng đất rộng).
   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162