Page 153 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 153

Phaàn II: Lòch söû vaø truyeàn thoáng    153













































                           Sơ đồ hình thái bao vây và tiến công địch trên sông Bạch Đằng năm 1288

                  Thực hiện kế hoạch đã định, ngày 30/3/1288, từ căn cứ Vạn Kiếp, Thoát Hoan cho
               đạo quân thủy của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp rút lui trước. Trên bờ có đội kỵ binh hộ tống do
               Trình Bằng Phi và Đạt Truật chỉ huy. Dọc đường hành quân của kỵ binh địch, quân dân
               ta đã phá hủy cầu đường, mai phục đón đánh khiến chúng bị tách hẳn ra khỏi đạo thủy
               binh và đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Trình Bằng Phi thế cùng buộc phải quay trở lại
               Vạn Kiếp hợp quân cùng Thoát Hoan theo đường Lạng Sơn rút chạy về nước.

                  Ngày 08/4/1288, đội quân tiên phong của địch do tướng Lưu Khê chỉ huy đã tiến theo
               Sông Giá đến Trúc Động nhưng bị quân ta chặn đánh, tiêu diệt một bộ phận lớn. Số
               sống sót phải vòng theo đoàn thuyền Ô Mã Nhi xuôi dòng sông Đá Bạc để vào sông Bạch
               Đằng. Chiến thắng Trúc Động đã bảo vệ an toàn lực lượng của ta bố trí trên Sông Giá,
               Sông Thải và dãy núi hai bên bờ sông, đồng thời còn đảm bảo được bí mật của trận địa
               Bạch Đằng và buộc địch phải đi theo đúng đường, đúng thời gian ta đã định.
                  Mờ sáng ngày 09/4/1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi bắt đầu tiến vào sông Bạch
               Đằng. Quân ta trên các mỏm núi đá sẵn sàng chờ đánh địch. Khoảng 6 - 7 giờ sáng khi
               nước triều bắt đầu xuống, Trần Quốc Tuấn cho “quân khiêu chiến, rồi giả cách thua
               chạy”  về phía trận địa cọc của ta, địch đuổi theo, đội tiền quân do Phàn Tiếp chỉ huy
                     (1)
               tiến lên phía trước. Gần trưa, nước triều xuống mạnh đẩy thuyền địch càng lao nhanh.
               Phàn Tiếp vội vàng đưa thuyền áp sát về phía Tràng Kênh rồi thúc quân chiếm lấy
               những điểm cao, hòng chặn quân ta, hỗ trợ cho đoàn thuyền đi sau tiến lên.

               (1)  Theo Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, sđd, tr.61.
   148   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158