Page 149 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 149

Phaàn II: Lòch söû vaø truyeàn thoáng    149



                  Thủ công nghiệp thời kỳ này được chia thành hai bộ phận thủ công nghiệp nhà nước
               và thủ công nghiệp tư nhân. Vùng đất Quảng Yên với đặc điểm địa lý gần sông, giáp
               biển nên người dân nơi đây còn làm một số nghề thủ công phục vụ cho việc đánh bắt
               thủy hải sản.

                  Năm 1072, vua Lý Anh Tông mất, vua Lý Nhân Tông mới 6 tuổi lên nối ngôi. Nhân
               cơ hội đó, Nhà Tống ráo riết đẩy mạnh việc chuẩn bị xâm lược Đại Việt.

                  Nhận rõ âm mưu xâm lược của Nhà Tống, triều đình Nhà Lý đã đối phó rất chủ động,
               khẩn trương. Tháng 10/1075, với chủ trương “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân
               đánh trước để chọn mũi nhọn của giặc”, Thái úy Lý Thường Kiệt cùng Tôn Đản tổ chức
               một cuộc tập kích vào đất Tống nhằm phá tan các căn cứ tập trung của địch ở Ung Châu,
               Khâm Châu, Liêm Châu, trong đó mục tiêu chính là thành Ung Châu rồi quay về phòng
               thủ trong nước, chủ động đón đánh địch. Sau 42 ngày chiến đấu, quân ta hạ được thành
               Ung Châu, các căn cứ của địch xây dựng bị phá hủy.
                  Ngay sau khi rút quân về, Lý Thường Kiệt khẩn trương cùng quân dân xây dựng
               tuyến phòng thủ phá giặc. Ông đã cử Lý Kế Nguyên phụ trách đội thủy binh đóng dọc
               dải đất ven biển từ Móng Cái đến cửa sông Bạch Đằng với nhiệm vụ phải chặn bằng
               được thủy binh giặc, làm thất bại kế hoạch phối hợp quân thủy bộ của quân Tống. Giữa
               tháng 8/1076, quân Tống đánh chiếm trại Ngọc Sơn ở biên giới châu Vĩnh An (Móng

               Cái). Từ Khâm Châu, thủy quân giặc tiến sang hải phận châu Vĩnh An theo sông Đông
               Kênh tiến vào Bạch Đằng. Tại đây, Lý Kế Nguyên cho quân tập kích, đánh tan hàng
               trăm chiến thuyền của giặc trên sông Bạch Đằng, phá vỡ hoàn toàn kế hoạch tác chiến
               của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho trận quyết chiến trên sông Như Nguyệt giành
               chiến thắng. Quân Tống buộc phải rút quân về nước. Cuộc kháng chiến chống Tống của
               quân dân Đại Việt kết thúc thắng lợi.

                  Từ giữa thế kỷ XII, Triều Lý dần suy yếu. Vua quan ăn chơi sa đọa, chính quyền
               không chăm lo đến đời sống nhân dân. Thiên tai liên tục xảy ra, đời sống của nhân dân
               cực khổ, nhiều cuộc nổi dậy đã diễn ra. Đến thế kỷ XIII, các cuộc hỗn chiến đã diễn ra
               giữa các phe phái phong kiến. Các vị vua cuối Triều Lý phải dựa vào thế lực họ Trần và
               từ đây quyền lực triều đình dần nằm trong tay họ Trần. Đầu năm 1226, dưới sự điều
               khiển của Thái sư Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng chính thức nhường ngôi cho chồng là
               Trần Cảnh, chấm dứt 216 năm trị vì của vương triều Lý.
                  2. Quảng Yên thời Trần (1226 - 1400)

                  Ngày 12 tháng Chạp năm Ất Dậu (tức ngày 11/01/1226), Trần Cảnh lên ngôi Hoàng
               đế, lập ra Nhà Trần, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử Đại Việt.

                  Dưới thời Trần, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa của vùng Duyên hải Đông Bắc
               tiếp tục có bước phát triển, vị thế vùng đất bên sông Bạch Đằng ngày càng được nâng
               lên. Trại Yên Hưng thời Lý quy mô còn nhỏ, chỉ là một vài làng quê. Sang thời Trần,
               vùng đất này được mở rộng thêm, chủ yếu trên vùng đất Hà Nam. Năm 1237, vùng đất
               này được vua Trần Thái Tông ban cho anh trai mình là An Sinh vương Trần Liễu làm
               ấp thang mộc. Năm 1242, Nhà Trần đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ. Vùng đất Quảng Yên
   144   145   146   147   148   149   150   151   152   153   154