Page 145 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 145

Phaàn II: Lòch söû vaø truyeàn thoáng    145



                  2. Quảng Yên trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938

                  Đầu thế kỷ X, nhân cơ hội chính quyền Nhà Đ ường suy yếu, Khúc Thừa Dụ - hào
               trưởng đất Hồng Châu nổi dậy đánh chiếm La Thành, lật đổ chính quyền đô hộ của Nhà
               Đường, xây dựng chính quyền tự chủ.

                  Năm 907, Khúc Thừa Dụ qua đời, con trai cả là Khúc Hạo nối nghiệp, tiếp tục đóng
               đô ở La Thành, thi hành nhiều cải cách quan trọng để cải thiện đời sống nhân dân và
               chăm lo xây dựng nền độc lập dân tộc. Khúc Hạo qua đời, con trai là Khúc Thừa Mỹ lên
               thay đã hoàn toàn thất bại trước cuộc tấn công tái xâm lược của nhà Nam Hán. Đất nước
               lại bị rơi vào ách đô hộ của phương Bắc.
                  Năm 931, được sự ủng hộ của nhân dân và hào kiệt khắp nơi, Dư ơng Đình Nghệ,
               tư ớng cũ của Khúc Hạo đem quân từ vùng Ái Châu (Thanh Hóa) tiến ra đánh chiếm

               thành Đại La và đánh tan đoàn quân tiếp viện của nhà Nam Hán do Trần Bảo chỉ huy.
               Cuộc kháng chiến thắng lợi, Dư ơng Đình Nghệ xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục sự nghiệp
               của họ Khúc.
                  Đầu năm 937, một nha tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn đã sát hại chủ

               tướng, giành quyền Tiết độ sứ. Tháng 10/938, Ngô Quyền - một thủ lĩnh thân tín của
               Dương Đình Nghệ đem quân từ Ái Châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn tự
               thấy thế cô, lực yếu đã cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Đây là cơ hội thuận lợi để
               nhà Nam Hán thực hiện ý đồ tái xâm lược nước ta. Rút kinh nghiệm của những lần thất
               bại trước đây, lần này vua Nam Hán quyết định sử dụng một lực lượng bình thuyền lớn
               và giao cho con trai cả là Vạn vương Hoằng Tháo làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ thống
               lĩnh đại quân đánh chiếm nước ta. Thận trọng hơn, vua Nam Hán còn tự mình chỉ huy
               một cánh quân tiến sau đến đóng ở trấn Hải Môn để yểm trợ và sẵn sàng tiếp ứng kịp
               thời cho Hoằng Tháo khi cần thiết. Ở trong nước, Kiều Công Tiễn cố gắng tìm mọi cách
               cố thủ thành Đại La chờ quân Nam Hán vào rồi từ trong đánh ra, phối hợp với quân xâm
               lược từ ngoài đánh vào, nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ lực lượng kháng chiến.

                  Nền độc lập dân tộc vừa mới được phục hồi lại bị đe dọa nghiêm trọng cả từ bên
               ngoài lẫn bên trong. Đất nước bước vào thử thách mới hết sức gay go ác liệt. Trước
               yêu cầu của lịch sử, Ngô Quyền một mặt tiêu diệt Kiều Công Tiễn trừ mối họa, mặt
               khác huy động nhân dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến. Tại vùng cửa sông Bạch
               Đằng, Ngô Quyền đã huy động binh sĩ và nhân dân địa phương xây dựng trận địa cọc
               để đón đánh quân xâm lược. Hàng nghìn cây gỗ được vót nhọn, bịt sắt rồi đóng xuống
               lòng sông, khi thủy triều lên, bãi cọc không bị lộ. Ngô Quyền dự định nhử quân địch
               vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc
               cạn mới giao chiến.

                  Tháng 12/938, đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy rầm rộ vượt biển tiến vào
               cửa ngõ Bạch Đằng. Đúng lúc nước triều đang dâng cao, Ngô Quyền cho đội thuyền
               binh nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch đuổi theo vượt qua bãi cọc lọt vào trận địa mai phục
               của ta. Khi đoàn thuyền của Hoằng Tháo vượt qua vùng cửa biển, nước triều rút mạnh,
               quân ta quay lại phản công quyết liệt. Trận địa cọc nhô lên chặn đứng đoàn thuyền giặc,
   140   141   142   143   144   145   146   147   148   149   150