Page 143 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 143
Phaàn II: Lòch söû vaø truyeàn thoáng 143
Năm 111 TCN, Nhà Hán đem hơn 10 vạn quân tiến đánh nước Nam Việt, vua tôi Nhà
Triệu nhanh chóng đầu hàng. Tây Vũ Vương (thủ lĩnh đất Tây Vu) nhân cơ hội đó khởi
nghĩa chống lại bọn sứ giả Nhà Triệu, nhằm khôi phục lại nền độc lập của nước Âu Lạc
xưa nhưng vì lực lượng yếu nên cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thất bại. Đất Âu Lạc từ
đây bị Nhà Hán đô hộ.
Chiếm xong Nam Việt, Nhà Hán chia vùng đất mới thành 9 quận, trong đó vùng đất
Âu Lạc được chia làm 3 quận là: Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh) và Nhật Nam (từ Quảng Bình đến Quảng Nam). Năm 106 TCN, Nhà Hán đặt
châu Giao Chỉ thống suất 7 quận ở lục địa và đặt trị sở ở quận Giao Chỉ. Ở khu vực xã
Sông Khoai và phường Cộng Hòa của thị xã Quảng Yên hiện còn hàng trăm ngôi mộ
cổ thời Đông Hán trong lòng đất, điều này cho thấy mảnh đất Quảng Yên từng là một
trong những khu vực hành chính của quận Giao Chỉ thời Đông Hán . Trong Đất nước
(1)
Việt Nam qua các đời, tác giả Đào Duy Anh dẫn theo sách Tiền Hán thư, Địa lý chí thì
“quận Giao Chỉ thời Hán có mười huyện là: Liên Lâu, An Định, Câu Lậu, Mê Linh, Khúc
Dương, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên, Chu Diên” . Vùng đất Quảng Yên lúc này
(2)
thuộc huyện An Định .
(3)
Dưới thời kỳ nhà Tây Hán, quận Giao Chỉ là quận lớn nhất và quan trọng nhất của
châu Giao Chỉ, do một viên quan Thái thú (trông coi việc dân sự) và Đô úy (trông coi việc
quân sự) đứng đầu. Từ năm 25, chính quyền nhà Đông Hán ở nước Âu Lạc cũ được tổ
(4)
chức chặt chẽ hơn, với bộ máy quan lại đông đảo là người Hán. Sau năm 30, Nhà Hán
bãi bỏ chức Đô úy và Đô úy thừa, giao cho Thái thú kiêm nhiệm. Quyền lực của Thái
thú được tăng cường, là người đứng đầu các quan trong quận. Mặc dù Nhà Hán đã áp
đặt được bộ máy đô hộ chặt chẽ ở cấp châu, quận song chính quyền đô hộ vẫn không thể
nắm được cấp huyện vì cấp huyện vẫn theo chế độ Lạc tướng cha truyền con nối của
người Việt.
Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại (năm 43), nhà Đông Hán lập lại ách
thống trị đối với Giao Châu . Chính sách nô dịch, bóc lột và đồng hóa được đẩy mạnh,
(5)
có hệ thống và quy mô lớn hơn trước. Nhà Hán ra sức tăng cường chế độ quận, huyện,
cử quan lại sang Giao Châu cai trị tới cấp huyện, muốn thủ tiêu chế độ Lạc tướng, bãi
bỏ tập tục cố hữu của người Việt, âm mưu muốn biến Giao Châu hoàn toàn trở thành
những châu, quận, huyện do chúng trực tiếp cai trị.
Cuối thế kỷ II, đầu thế kỷ III, chính quyền Đông Hán suy yếu nhanh chóng và sụp
đổ. Nhân cơ hội đó, chính quyền đô hộ ở Giao Châu, đứng đầu là Sĩ Nhiếp, đã tìm mọi
cách tuyệt giao với phương Bắc, cát cứ phương Nam. Năm 226, Sĩ Nhiếp chết, nước ta bị
(1) Xem Phạm Thị Thu Hà: Thị xã Quảng Yên từ năm 1883 đến nay, Luận án Tiến sĩ Việt Nam học,
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016, tr.39.
(2) Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb. Khoa học, Hà Nội, 1964, tr.29.
(3) Xem Địa chí Quảng Ninh, tập 1, sđd, tr.432.
(4) Năm 25, sau khi đánh bại Vương Mãn, Hán Quang Vũ Đế lên ngôi, tái lập Nhà Hán ở Trung Quốc.
Lịch sử gọi là Nhà Đông Hán hay Hậu Hán.
(5) Năm 203, theo đề nghị của Sĩ Nhiếp, bấy giờ là Thái thú Giao Chỉ, triều đình Nhà Hán đổi Giao Chỉ
thành Giao Châu.