Page 139 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 139

Phaàn II: Lòch söû vaø truyeàn thoáng    139



                                                      CHƯƠNG I
                              QUẢNG YÊN THỜI TIỀN SỬ, THỜI DỰNG NƯỚC

                                VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC



                  I. Vùng đất Quảng Yên thời tiền sử

                  Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, vùng đất Quảng Yên được hình
               thành khá sớm, những phát hiện tại di chỉ Đầu Rằm là minh chứng cho thấy con người
               đã cư trú tại đây từ hàng nghìn năm trước.

                  Di tích Đầu Rằm là tên gọi của một địa điểm khảo cổ học, dựa theo tên gọi của dãy núi
               Đầu Rằm, thuộc thôn 3, xã Hoàng Tân, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Núi Đầu
               Rằm vốn là hai ngọn núi thấp, nằm hơi chếch nhau tạo thành hình cánh cung ở phía
               Tây Nam đảo Hoàng Tân. Phía trước hai dãy núi là sông Cửa Đình - một dòng sông nhỏ
               hòa vào sông Bến Giang. Xung quanh núi Đầu Rằm có rất nhiều núi đá vôi như Miêu
               Sơn, Hàm Long, Tượng Sơn, Hạc Sơn tạo thành vành đai bao quanh hai dãy núi đá vôi
               Đầu Rằm lớn và Đầu Rằm nhỏ.
                  Dấu tích khảo cổ học Đầu Rằm được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1970, trong quá
               trình khai thác đá, người dân địa phương đã tìm thấy một số hiện vật bằng đá, đồng và
               đồ gốm. Năm 1988, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hảo đã khảo sát và cho nhận định “Di
               chỉ Hoàng Tân (Đầu Rằm) thuộc văn hóa Hạ Long” . Năm 1997, Bảo tàng Quảng Ninh
                                                                     (1)
               và Viện Khảo cổ học đã điều tra, khảo sát khu vực này và cho rằng có dấu tích cư trú của
               cư dân thời đại Kim khí giai đoạn sớm ở đây . Đến tháng 12/1997, Viện Khảo cổ học và
                                                              (2)
               Bảo tàng Quảng Ninh tiến hành khảo sát tiếp di tích này và phát hiện vết cư trú trên
               vùng trũng Yên Ngựa trên núi Đầu Rằm nhỏ và cho rằng có thể có hai lớp cư trú sớm,
               muộn khác nhau. Đến đầu năm 1998, Viện Khảo cổ học tiếp tục tiến hành khảo sát di
               tích và đã phát hiện được một di cốt người cổ không nguyên vẹn ở sườn phía Tây của núi
               Đầu Rằm nhỏ, 1 lõi vòng đá và khoảng 100 mảnh gốm Đông Sơn kiểu Đường Cồ. Đây
               là cơ sở để các nhà nghiên cứu đưa ra nhận định về sự tồn tại một loại hình mới - “loại
               hình biển của văn hóa Đông Sơn nổi tiếng” .
                                                            (3)
                  Di tích Đầu Rằm được khai quật 3 lần vào các năm: 1998, 2005 và 2009 do Viện Khảo
               cổ học phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh thực hiện. Qua 3 lần khai quật và nhiều lần
               khảo sát, các nhà nghiên cứu đã thu được ở di tích Đầu Rằm một khối lượng rất lớn hiện
               vật. Đánh giá về di tích Đầu Rằm, các nhà khai quật thống nhất nhận định: “Đây là một
               di chỉ cư trú - mộ táng thuộc thời đại Kim khí, phân bố trên diện rộng” . Cư dân cư trú
                                                                                         (4)
               (1)  Nguyễn Văn Hảo: “Những phát hiện thời đại Đá mới của Quảng Ninh”, in trong: Những phát hiện
               mới về khảo cổ học năm 1988, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989, tr.30-31.
               (2)  Trần Trọng Hà, Bùi Văn Liêm: “Di tích núi Đầu Rằm (Quảng Ninh)”, in trong: Những phát hiện
               mới về khảo cổ học năm 1997, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.250-252.
               (3)  Vũ Thế Long, Hà Hữu Nga, Đào Quý Cảnh, Lại Văn Tới: “Điều tra khảo cổ học tại Quảng Ninh”,
               in trong: Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999,
               tr.182-184.
               (4)  Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh: Lý lịch di tích khảo cổ Đầu Rằm, xã Hoàng Tân,
               huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, 2010, tr.4.
   134   135   136   137   138   139   140   141   142   143   144