Page 134 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 134
134 Ñòa chí Quaûng Yeân
2.072 người, giải quyết việc làm cho 10.837 lao động, trong đó ngành công nghiệp 2.152
người, thương mại - dịch vụ 309 người, xuất khẩu lao động 08 người. Riêng năm 2023,
thị xã tạo việc làm cho 4.295 người, trong đó ngành nông - lâm - ngư nghiệp 15 người,
công nghiệp - xây dựng 3.399 người, thương mại - dịch vụ 852 người và xuất khẩu lao
động 29 người.
Giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa nam và nữ cũng có sự chênh lệch đáng kể
về tỷ lệ lao động có việc làm. Do đặc thù của từng khu vực dân cư, khu vực nông thôn
thường có điều kiện kinh tế thấp hơn khu vực thành thị, kinh tế khu vực nông thôn có
những việc phải lao động quanh năm như trồng trọt, chăn nuôi... nên tỷ lệ lao động có
việc làm ở nông thôn cao hơn so với thành thị, tỷ lệ việc làm ở nam cao hơn ở nữ, nguyên
nhân của hiện tượng trên là do khu vực thành thị, độ tuổi trẻ có xu hướng tập trung vào
học tập nâng cao trình độ chuyên môn trước khi gia nhập thị trường lao động.
Phần lớn lực lượng lao động có việc làm, số lao động thất nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng
nhỏ. Lao động thất nghiệp gồm những người từ 15 tuổi trở lên trong 7 ngày trước thời
điểm điều tra, đồng thời thỏa mãn 3 điều kiện: một là họ không làm việc, hai là sẵn sàng
làm việc và ba là họ đã có những bước đi cụ thể để tìm việc làm...
Theo kết quả Tổng điều tra năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp dân số từ 15 tuổi trở lên của
thị xã Quảng Yên là 1,8%, thấp hơn 1% so với tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh (2,8%). Tỷ lệ
thất nghiệp của khu vực thành thị là 2,1%; trong khi tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là
1,5%. Nguyên nhân là do ở khu vực nông thôn luôn có sẵn công việc không yêu cầu về
trình độ chuyên môn kỹ thuật nên tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so với khu vực thành thị.
Tuy nguồn lao động dồi dào, cơ cấu lao động từng bước chuyển dịch theo hướng tích
cực song chất lượng lao động vẫn là vấn đề cần quan tâm, chú trọng khi thị xã chủ
trương phát triển các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ, thương mại trong giai đoạn tới.
Năm 2020, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế qua đào tạo trên địa bàn
thị xã là 67.603 người, chiếm tỷ lệ 85%; số lao động kỹ thuật và chuyên môn, nghiệp vụ
có bằng cấp, chứng chỉ chiếm 48%; lao động là công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ 58%. Hiện
nay, một số lĩnh vực đang thiếu lao động có trình độ cao như: kinh doanh, tài chính,
ngân hàng, kiểm toán, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo...
Thời gian tới, thị xã cần tiếp tục áp dụng các biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm tăng
lao động làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm lao động
trong khu vực nông nghiệp; chú trọng đào tạo, dạy nghề, nâng cao trình độ chuyên môn
nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Thị xã cần có chính sách ưu tiên cụ
thể (hỗ trợ vốn, ký hợp đồng đầu ra...) tăng số học sinh, sinh viên trong địa bàn thị xã
tham gia các ngành học mà các ngành kinh tế thị xã đang cần như các ngành liên quan
tới công nghiệp đóng tàu, công nghiệp chế biến nông sản, hải sản, kinh doanh, dịch vụ,
du lịch... Đối với những học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng không thi vào
đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, cần tổ chức các lớp học, các chương trình
đào tạo nghề để thu hút lực lượng này tham gia nhằm tạo ra lớp công nhân có tay nghề
phục vụ cho các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn. Cũng cần tăng cường các chính sách