Page 130 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 130

130    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  2. Chất lượng lao động

                  Chất lượng nguồn nhân lực (chất lượng nguồn lao động) là thuật ngữ dùng chỉ trạng
               thái nhất định của nguồn nhân lực trong một tổ chức, thể hiện mối quan hệ giữa các
               yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực, đó là: trạng thái sức khỏe,
               trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật.

                  Nói ngắn gọn hơn, chất lượng nguồn lao động được đánh giá ở trình độ chuyên môn,
               tay nghề (trí lực) và sức khỏe (thể lực) của người lao động.

                  Về thể trạng và sức khỏe nguồn nhân lực
                  Trước đây, do chiến tranh, do những khó khăn về kinh tế và đời sống nên tỷ lệ suy
               dinh dưỡng ở trẻ em khá cao, đồng thời ảnh hưởng đến tuổi thọ của người dân, kéo theo
               đó là chất lượng nguồn lao động cũng bị ảnh hưởng. Từ năm 2000 trở lại đây, nhất là sau
               năm 2010, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, hệ thống y tế dần hoàn
               thiện, đội ngũ cán bộ y tế và trang thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, các
               chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm
               sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em được thực hiện tốt đã góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh
               dưỡng, nâng cao chất lượng thể trạng của người dân.

                  Về trình độ học vấn của nhân lực

                  Học vấn là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng nguồn lao động.
               Trình độ học vấn được chia làm 5 nhóm: chưa tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp tiểu học,
               tốt nghiệp trung học cơ sở, tốt nghiệp trung học phổ thông và trên trung học phổ thông.

                  Năm 2001, số người thuộc lực lượng lao động có trình độ học vấn dưới tiểu học là
               40,41%, tốt nghiệp tiểu học là 25,9%, tốt nghiệp trung học cơ sở 20,7%, tốt nghiệp
               trung học phổ thông 13%. Đến năm 2012, tỷ lệ này lần lượt là 19,9% - 23% - 29,7% -
               27,4%, cho thấy xu hướng tăng dần lực lượng lao động có trình độ học vấn từ trung học
               cơ sở trở lên.

                  Bảng 3.17: Hiện trạng học vấn của nguồn nhân lực giai đoạn 2001 - 2012

                                                                                                 Đơn vị: %
                      Chỉ tiêu                2001                    2005                   2012

                    Dưới tiểu học             40,41                   29,5                   19,9

                      Tiểu học                 25,9                   25,0                   23,0
                       THCS                    29,7                   26,5                   29,7
                       THPT                    13                     19,1                   27,4

                  Nguồn: Dự thảo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực thị xã Quảng Yên đến năm 2020
               và tầm nhìn đến năm 2030

                  Ở thời điểm Tổng điều tra kết quả dân số và nhà ở ngày 01/4/2019, số người thuộc
               lực lượng lao động có trình độ học vấn trung học phổ thông trở lên của thị xã chiếm 43%
               tổng lực lượng lao động. Số người thuộc lực lượng lao động có trình độ học vấn trung học
               cơ sở trở lên chiếm 71,8% tổng lực lượng lao động.
   125   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135