Page 148 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 148

148    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất, theo lời kêu gọi của nhà vua,
               nhân dân Quảng Yên đã tích cực góp công, góp của tham gia đánh giặc, góp phần giữ
               vững nền độc lập và thống nhất của quốc gia Đại Cồ Việt.

                  Sau khi chiến thắng quân Tống, vua Lê Đại Hành tiến hành chấn chỉnh và tổ chức
               lại bộ máy chính quyền. Năm 1002, vua cho đổi 10 đạo thành lộ, dưới có phủ, châu. Các
               lộ, châu đều có quản giáp, thứ sử, trấn tướng... trông coi. Theo Đại Nam nhất thống chí,
               vùng đất Quảng Yên thời Đinh, Tiền Lê về trước thuộc trấn Triều Dương.
                  II. Quảng Yên thời Lý, Trần, Hồ và thời thuộc Minh (1009 - 1427)

                  1. Quảng Yên thời Lý (1009 - 1226)

                  Tháng  10  năm  Kỷ  Dậu  (1009),  Lê  Long  Đĩnh  chết.  Tháng  11/1009,  được  sự  hậu
               thuẫn của giới tri thức, sư tăng, sự ủng hộ nhiệt thành của quân sĩ và nhân dân, dưới
               sự tổ chức khôn khéo của Chi hậu Đào Cam Mộc, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế lập
               ra Nhà Lý, chấm dứt 29 năm tồn tại của vương triều Tiền Lê (980 - 1009). Mùa thu
               năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Hà Nội) và đổi tên là
               kinh thành Thăng Long. Năm 1054, Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. Trong suốt hơn
               200 năm (1009 - 1226) trị vì, Nhà Lý đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp
               duy trì và củng cố nền độc lập, tự chủ lâu dài của đất nước, đưa quốc gia Đại Việt bước
               vào thời kỳ phát triển rực rỡ.

                   Dưới thời Lý, cả nước được chia thành 24 lộ, phủ, châu. Tuy nhiên, do kiểu thức quản
               lý và chính sách của triều đình, cách gọi lộ, phủ, châu không thống nhất. Ở vùng đồng
               bằng chủ yếu gọi là lộ hay phủ, ở miền núi gọi là châu hay trại. Dưới phủ, lộ, châu là
               cấp huyện, hương. Quảng Yên trước năm 1023 vẫn thuộc trấn Triều Dương. Năm 1023,
               trấn Triều Dương được đổi thành châu Vĩnh An. Vùng đất Quảng Yên thuộc châu Vĩnh
               An. Năm 1147, vua Lý Anh Tông cho dựng hành dinh ở trại Yên Hưng như một cơ quan
               quản lý của triều đình trung ương đối với cửa ngõ yết hầu sông nước quan trọng nhất
               của đất nước, cũng như toàn bộ các vùng biển đảo của quốc gia Đại Việt nói chung. “Trại
               Yên Hưng tuy không lớn như một đơn vị hành chính ngang với cấp phủ, lộ, nhưng cũng
               không phải là đơn vị hành chính cấp cơ sở, mà chỉ là tập hợp một số các đơn vị cư trú cả
               dân sự và quân sự ở khu vực tương đương với các xã ở Yên Hưng, Quỳnh Lâu thuộc tổng
               Hà Bắc trước đây. Về vị trí của trại Yên Hưng, bản dịch các sách Đại Việt sử ký toàn
               thư, Đại Việt sử ký tục biên đều thống nhất chú giải “nay là đất huyện Yên Hưng tỉnh
               Quảng Ninh”, hay nói một cách cụ thể hơn tức là đất thị trấn Quảng Yên và các xã phụ
               cận như Yên Giang, Cộng Hòa huyện Yên Hưng” .
                                                                   (1)
                  Dưới thời Lý, Nhà nước rất chăm lo đến sản xuất nông nghiệp. Lý Công Uẩn khi mới
               lên ngôi đã hạ chiếu bắt tất cả những người phiêu tán phải trở về bản quán. Lý Thánh
               Tông hạ “Chiếu khuyến nông” và thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”, cho quân sĩ
               luân phiên về cày ruộng theo tinh thần “tĩnh vi nông, động vi binh” vừa đảm bảo sản xuất,
               vừa động viên quân sĩ. Các công trình thủy lợi, đê điều được xây dựng trên khắp đất nước.
               Nhờ đó, nông nghiệp cả nước nói chung và vùng Quảng Yên nói riêng có bước phát triển.

               (1)  Nguyễn Quang Ngọc: “Vua Lý Anh Tông, chiến lược biển và hành dinh trại Yên Hưng”, in trong:
               Đô thị Quảng Yên, truyền thống và định hướng phát triển, sđd, tr.56.
   143   144   145   146   147   148   149   150   151   152   153