Page 150 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 150
150 Ñòa chí Quaûng Yeân
thuộc Nam Sách Giang lộ. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, vùng đất Quảng Yên
thuộc lộ An Bang. Năm 1397, dưới thời vua Trần Thuận Tông, lộ An Bang được đổi
thành lộ phủ Tân An, vùng đất Quảng Yên thuộc lộ phủ Tân An.
Quân đội thời Trần rất được chăm lo xây dựng theo phương châm “binh lính cốt tinh
nhuệ, không cốt nhiều”. Ngoài lực lượng quân đội chính quy, Nhà Trần cho phép các
vương hầu, chủ trại, phụ đạo tự lập quân đội riêng. Ở các xã, Nhà Trần thành lập các
lực lượng dân binh phụ trách trật tự trị an; khi có giặc, lực lượng này tham gia chiến
đấu bảo vệ quê hương.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba (năm 1288)
Sau hai lần thất bại thảm hại trên chiến trường Đại Việt (lần thứ nhất năm 1258,
lần thứ 2 năm 1285), vua Nguyên Hốt Tất Liệt vô cùng tức giận, muốn tổ chức ngay
một cuộc xâm lược lần thứ ba hòng trả thù, đồng thời mở đường đánh xuống Đông Nam
Á. Để chuẩn bị cho cuộc xâm lược lần này, Nhà Nguyên đã điều động 50 vạn quân, với
lực lượng thủy binh khá mạnh, mang theo đầy đủ lương thực, chia làm 3 đạo, do Trấn
Nam vương Thoát Hoan làm Tổng chỉ huy: Đạo quân do Thoát Hoan trực tiếp chỉ huy
tiến vào Đại Việt theo hướng Lạng Sơn; Đạo quân do Ai Lỗ chỉ huy xuất phát từ Vân
Nam theo Sông Hồng tiến xuống; Đạo quân do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy với hơn 600
chiến thuyền từ Quảng Đông vào vịnh Hạ Long theo sông Bạch Đằng tiến vào hội quân
ở Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). Ngoài ra, Trương Văn Hổ chỉ huy một đoàn thuyền
lương chở 70 vạn thạch lương theo sau.
(1)
Nhằm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên, vua Trần Nhân
Tông đã lệnh cho tất cả các vương hầu, tông thất chiêu mộ thêm binh lính, ngày đêm
luyện tập; khẩn trương chế tạo khí giới. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn tiếp tục được cử
Quốc công Tiết chế lĩnh sứ mệnh tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang. Tất cả các nơi hiểm
yếu ta đều điều binh đóng giữ. Trong cuộc chiến lần này, khi biết kẻ địch có đội thuyền
binh hùng mạnh, Nhà Trần đã tăng cường việc phòng thủ đường biển, xác định vùng biển
Đông Bắc là chiến trường quan trọng. Phó tướng Trần Khánh Dư được giao chỉ huy mặt
trận này, có nhiệm vụ ngăn chặn thủy binh và tiêu diệt đoàn thuyền lương của địch.
Cuối năm 1287, quân Nguyên chia làm nhiều hướng tiến quân vào Đại Việt. Trước
tình hình đó, với phương lược “lấy đoản binh chế trường trận”, “lấy nhàn chế nhọc”, chờ
khi giặc gặp khó mới phản công, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã cho bố trí các đạo
quân với số lượng không nhiều trấn giữ ở những nơi hiểm yếu, làm nhiệm vụ đánh chặn,
kìm chân và tiêu hao phần nào sinh lực địch, giữ gìn lực lượng rồi lui quân để giặc tiến
qua. Do đó, hai cánh quân đường bộ của địch dễ dàng vượt qua các điểm chốt chặn của
ta và hội quân ở Vạn Kiếp. Ở vùng biển Đông Bắc, mặc dù cố gắng đánh tiêu hao sinh
lực địch, nhưng Phó tướng Trần Khánh Dư đã không ngăn được thủy quân địch do Ô Mã
Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy kéo vào Vạn Kiếp, hội quân với Thoát Hoan.
Đầu năm 1288, đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ tiến vào trận địa mai phục
của ta. Dưới sự chỉ huy của Trần Khánh Dư, quân ta tiêu diệt sạch đoàn thuyền lương
của địch ở Vân Đồn - Cửa Lục. Chủ tướng họ Trương buộc phải tháo chạy về Quỳnh Châu
(1) Thạch là đơn vị đo lường dùng để tính thể tích.