Page 147 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 147
Phaàn II: Lòch söû vaø truyeàn thoáng 147
CHƯƠNG II
QUẢNG YÊN THỜI PHONG KIẾN ĐỘC LẬP ĐẾN NĂM 1858
I. Quảng Yên thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939 - 1009)
Sau khi đánh bại quân Nam Hán, năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bãi bỏ chế độ
Tiết độ sứ, xây dựng triều đình mới, lấy Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) làm kinh đô, dựng
cung điện. Bộ máy nhà nước quân chủ đầu tiên có chức quan văn, võ, có quy định nghi
lễ, phẩm phục, đặt cơ sở cho các nhà nước quân chủ sau đó. Mặc dù tổ chức nhà nước còn
đơn giản nhưng đã thể hiện chính quyền của một đất nước độc lập, tự chủ. Tuy nhiên,
chính quyền trung ương của Ngô Quyền lúc bấy giờ chưa đủ điều kiện để kiểm soát và
quản lý các địa phương. Lợi dụng cơ hội đó, các thế lực phong kiến địa phương ra sức
bành trướng, chuẩn bị cát cứ chống lại chính quyền trung ương. Năm 944, sau khi Ngô
Quyền mất, chính quyền trung ương suy yếu, đất nước rối loạn, các thế lực phong kiến
ở các địa phương tranh chấp, đánh chiếm lẫn nhau mà sử cũ gọi là “loạn 12 sứ quân”.
Trước tình hình đó, Đinh Bộ Lĩnh - một vị tướng có tài, lại được các tướng Đinh Điền,
Nguyễn Bặc, Lê Hoàn và nhân dân các nơi ủng hộ đã lần lượt đánh bại 12 sứ quân cát
cứ thu về một mối. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, tự xưng là Hoàng đế (thường gọi là
Đinh Tiên Hoàng), lấy niên hiệu Thái Bình, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa
Lư (Ninh Bình), xây dựng triều chính, bước đầu thống nhất đất nước.
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trưởng Đinh Liễn bị sát hại, con trai thứ Đinh
Toàn lên nối ngôi khi mới 6 tuổi. Nội bộ triều đình lục đục, các tướng lĩnh chia thành
phe phái, đánh lẫn nhau. Nhân cơ hội này, Nhà Tống ráo riết tập trung binh lực chuẩn
bị xâm lược Đại Cồ Việt. Đứng trước vận mệnh nguy nan của đất nước, được sự ủng hộ
của Thái hậu Dương Vân Nga cùng các quan trong triều đình, năm 980, Lê Hoàn lên
ngôi Hoàng đế (thường gọi là Lê Đại Hành), lập ra nhà Tiền Lê, lãnh nhiệm vụ tổ chức
tập hợp quân đội và nhân dân chuẩn bị kháng chiến chống quân xâm lược Tống. Theo
kế của Ngô Quyền trước đây, ông sai quân đóng cọc nhọn ở vùng cửa sông Bạch Đằng để
ngăn thủy quân của giặc, đặt một số đồn ở vùng biên giới Đông Bắc và cho sứ sang Nhà
Tống dâng sớ xin lập Đinh Toàn làm vua, nhằm làm cho chúng chủ quan và có thêm
thời gian chuẩn bị.
Cuối năm 980, theo kế hoạch, 3 vạn quân Tống theo hai đường thủy bộ do Hầu Nhân
Bảo và Lưu Trừng chỉ huy ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta. Trước tình hình đó, dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của Lê Hoàn, quân ta đã tổ chức lực lượng đánh chặn ngay tại vùng hạ
lưu và cửa biển. Tiếp nối kinh nghiệm của Ngô Quyền hơn 40 năm trước, Lê Hoàn đã
cho cắm cọc trên sông Bạch Đằng, tạo thành phòng tuyến ngăn bước tiến của quân giặc.
Sau một vài trận giao chiến, đến cuối mùa xuân năm 981, nhận thấy thời cơ thuận lợi
đã đến, Lê Hoàn nhanh chóng tổ chức phản công trên toàn tuyến, trọng tâm là khu vực
sông Bạch Đằng. Tướng Hầu Nhân Bảo bị sa lưới và bị giết tại trận. Quân Tống đại bại
phải tháo chạy về nước. Cuộckháng chiến của quân dân ta chống quân xâm lược Tống
kết thúc thắng lợi.