Page 176 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 176
176 Ñòa chí Quaûng Yeân
Nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, chính quyền khẩn trương củng cố lại hệ
thống bệnh viện, xây dựng trạm y tế ở một vài xã, mặt khác đào tạo gấp lực lượng cán
bộ y tế cho cả thị xã Quảng Yên và huyện Yên Hưng. Phong trào “Sạch làng, tốt ruộng”,
“Ba sạch” rất sôi nổi, đội y tế lưu động của địa phương hoạt động tích cực, tổ chức phát
thuốc, tiêm chủng, phòng dịch cho hơn 50% tổng số dân. Nhờ chủ trương đúng đắn, kịp
thời của cấp ủy, chính quyền và sự cố gắng của đội ngũ thầy thuốc nên tình hình sức
khỏe của người dân được đảm bảo.
Công tác xây dựng Đảng, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể của thị xã Quảng Yên và
huyện Yên Hưng được chú trọng. Đảng bộ cấp xã thực hiện nâng cao chất lượng cán bộ
thông qua các công tác thực tiễn như cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế - xã hội.
Để đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phòng chống những hoạt động gây rối của các thế
lực thù địch, lực lượng công an, tự vệ được lệnh nâng cao tinh thần cảnh giác, thường
xuyên tuần tra, canh gác, tiến hành bắt giữ một số tên phản động để cảnh cáo các thế
lực như tên Mai - nguyên Phó mật thám khu mỏ Hòn Gai, tên Tùng Hùng (ở Tiền An)...
đưa đi cải tạo.
Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chính sách hậu phương quân đội được quan tâm. Thị
xã Quảng Yên và huyện Yên Hưng tiến hành trao tặng “Bảng gia đình vẻ vang”, “Bảng
vàng danh dự” của cấp có thẩm quyền cho 118 gia đình có con em tòng quân trong
kháng chiến chống Pháp; giải quyết công việc cho bộ đội phục viên. Nhân dân đóng góp
hơn 1.000 ngày công và tiền để xây dựng nghĩa trang liệt sĩ.
Sau 3 năm khôi phục kinh tế (1955 - 1957), Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thị xã
Quảng Yên và huyện Yên Hưng đạt được một số thành tựu bước đầu: phục hồi sản xuất,
đẩy lùi nạn đói và thất nghiệp; thực hiện cải cách ruộng đất và sửa sai đạt kết quả tốt.
Tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể được củng cố.
2. Thực hiện công cuộc hợp tác hóa (1958 - 1960)
Tháng 4/1958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 14 đề ra
nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Thực hiện chủ trương của Đảng, cuối năm 1957 đầu năm 1958, Đảng bộ thị xã Quảng
Yên và huyện Yên Hưng mở đợt sinh hoạt chính trị cho cán bộ nhằm nhận thức rõ
nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, xây dựng lập trường cách mạng xã hội chủ
nghĩa, đấu tranh chống quan điểm, tư tưởng đối lập với chủ nghĩa xã hội.
Ngày 15/01/1959, Đảng bộ huyện Yên Hưng tổ chức Đại hội lần thứ nhất, bầu Ban
Chấp hành gồm 19 đồng chí (có 3 ủy viên dự khuyết), đồng chí Thành Công được bầu
làm Bí thư Huyện ủy. Đại hội tiến hành kiểm điểm hoạt động của Đảng bộ và xác định
phương hướng, nhiệm vụ của huyện trong thời gian tới.
Trong tháng 5 - 6/1959, trên địa bàn huyện đã diễn ra việc sáp nhập của các tổ đổi
công, trở thành các hợp tác xã nông nghiệp, tỷ lệ hộ gia đình và cá nhân tham gia hợp
tác xã ngày càng tăng. Quá trình xây dựng các hợp tác xã cũng bộc lộ một số hạn chế
như sự yếu kém của cán bộ trong phong trào, sự lỏng lẻo, chưa đoàn kết của một số hợp
tác xã.