Page 181 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 181

Phaàn II: Lòch söû vaø truyeàn thoáng    181



               Hòa Bình, Hiệp An và thị trấn Quảng Yên có 1.850.000 con. Với nghề cá, Hợp tác xã
               đánh cá Quyết Tiến hoàn thành kế hoạch cả năm 1967 trong 11 tháng; khu Hà Nam
               năm 1967 sản xuất được 6,5 triệu cá giống, thu hoạch 4.450 tấn cá thịt. Những năm
               1970 - 1971, đàn lợn tăng 8% so với năm 1969, đàn vịt có 6.000 con, trâu 3.722 con, bò
               2.344 con. Năm 1970, 7 hợp tác xã ngư nghiệp đã đánh bắt được 929 tấn cá biển, 57 tấn
               hải sản, 229 tấn cá nuôi; năm 1971, dù hạn hán nhưng hợp tác xã nuôi cá vẫn giữ được
               5 triệu con cá chép đẻ, 5 triệu con cá rô phi giống.
                   Hưởng ứng phong trào trồng cây lấy quả, cây lấy gỗ, năm 1967, huyện trồng được
               22.475 cây các loại, đạt 124% kế hoạch, tăng 13% so với năm 1965.

                  Huyện ủy đã tổ chức nhiều hội nghị đề ra chủ trương khôi phục thủ công nghiệp.
               Ngày 09/01/1970, Ban Chấp hành Đảng bộ họp quyết định sắp xếp lại ngành thủ công
               nghiệp, không đưa thợ thủ công đi khai hoang xây dựng kinh tế mới; đưa một bộ phận
               ngư dân lên bờ làm nghề trong hợp tác xã; đưa 1 lò vôi, lò gạch, 1 tổ rèn vào làm ăn tập
               thể. Ngày 04/01/1971, Ban Thường vụ Huyện ủy họp Hội nghị về thủ công nghiệp, nêu
               một số hạn chế, đồng thời rút kinh nghiệm, vạch ra phương hướng sản xuất thời gian
               tới. Sau khi củng cố, ngành thủ công nghiệp đã có sự phát triển, giá trị tổng sản phẩm
               năm 1970 đạt 4.503.781 đồng, đạt 103% kế hoạch đề ra. Các hợp tác xã đã đào tạo được
               một số thợ kỹ thuật. Ba mục tiêu Đại hội Đảng bộ đề ra cho ngành thủ công nghiệp đều
               hoàn thành vượt mức.

                  Giai đoạn 1965 - 1972 mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc bắn phá của địch
               song ngành giáo dục Yên Hưng đã có nhiều cố gắng và đạt một số kết quả rõ rệt, những
               năm 1965 - 1969, số lượng học sinh đi học các cấp tăng lên, tỷ lệ trẻ em đúng tuổi được
               đi học đạt 80%. Năm học 1971 - 1972, ngành học bổ túc và xóa mù chữ có chuyển biến
               mạnh, toàn huyện có 104 lớp bổ túc với 1.070 người học, 536 người đã thoát mù chữ.
               Trường cấp I Liên Hòa và trường cấp III Bạch Đằng của huyện nằm trong tốp đầu của
               nền giáo dục toàn miền Bắc.
                  Trong lĩnh vực văn hóa, hoạt động sáng tác, biểu diễn văn học nghệ thuật phát triển
               mạnh nhằm nâng cao đời sống tinh thần của người dân, góp phần tạo nên phong trào
               “Tiếng hát át tiếng bom”, khích lệ ý chí chiến đấu của quân và dân ta.

                  Về y tế, đẩy mạnh các hoạt động cấp cứu phòng không, tích cực xây dựng phong trào
               vệ sinh ở cơ sở. Số lượng y sĩ ở các xã được đảm bảo, công tác khám chữa bệnh bước đầu
               đạt kết quả cao.
                  Giai đoạn 1965 - 1972 đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc ác liệt. Để đánh
               thắng các đợt leo thang của địch, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Yên Hưng
               luôn cảnh giác cao độ, sẵn sàng chuyển trạng thái sản xuất từ thời bình sang thời chiến.
               Ngày 05/10/1965, Tiểu đoàn Tên lửa 81 đã bắn hạ 3 máy bay của Mỹ khi chúng đánh
               phá trên không phận tỉnh Quảng Ninh; ngày 07/7/1966, quân dân xã Nam Hòa dùng
               súng bộ binh bắn rơi 1 máy bay phản lực; tháng 9/1966, dân quân xã Liên Vị bắn rơi 1
               máy bay Mỹ.

                   Tháng 9/1967, huyện Yên Hưng đã huy động 500 tàu thuyền và 91 cán bộ, đoàn viên,
               xã viên ưu tú để chi viện cho tiền tuyến. Để đảm bảo chất lượng tân binh, huyện Yên Hưng
   176   177   178   179   180   181   182   183   184   185   186