Page 290 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 290

290    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  Xác định công tác thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, Hội tập
               trung nhân lực tham gia làm công tác thủy lợi với trọng tâm là xây dựng đập thủy lợi
               Yên Lập, công trình Sông Khoai và Đầm Nhà Mạc. Đặc biệt, nông dân cũng là lực lượng
               đông đảo tham gia lắp đặt xiphong Sông Chanh đưa nước từ hồ Yên Lập về khu vực Hà
               Nam, góp phần cải thiện tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt, tạo điều kiện cho sản
               xuất nông nghiệp ở Hà Nam phát triển.
                  Từ năm 1986 - 2010

                  Bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hội Nông dân
               huyện Yên Hưng vận động hội viên tập trung nguồn lực, đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
               Là huyện sản xuất nông nghiệp điển hình của tỉnh, Hội Nông dân vận động các hộ gia
               đình và hội viên tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp, tiến hành chuyển dịch cơ cấu
               cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
                  Sau một thời gian thực hiện, Khoán 100 đã bộc lộ nhiều hạn chế khiến cho một số hộ
               dân xin trả lại ruộng khoán cho hợp tác xã. Trước tình hình đó, tháng 4/1988, Bộ Chính
               trị ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (gọi tắt
               là Khoán 10). Để hội viên nắm được những nội dung chính của Khoán 10, Hội Nông dân
               đã tổ chức phổ biến nội dung của cơ chế khoán đến hội viên nhằm gắn vai trò và trách
               nhiệm của người lao động với diện tích ruộng đất được giao khoán.

                  Từ năm 2000, các phong trào thi đua trong lao động sản xuất được Hội triển khai
               rộng rãi như: “Nông dân thi đua sản xuất giỏi”, “Thực hiện 6 chuẩn mực”, “Sản xuất
               kinh doanh giỏi”... Với nội dung thiết thực và bám sát vào tình hình thực tế của địa
               phương, các phong trào thu hút đông đảo hội viên tham gia, nhiều mô hình sản xuất,
               kinh doanh cho hiệu quả kinh tế cao được xây dựng.
                  Cùng với phát động các phong trào thi đua trong lao động sản xuất, Hội Nông dân
               huyện phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính
               sách xã hội tổ chức cho nông dân vay hàng chục tỷ đồng để phát triển kinh tế, góp phần
               tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,66% (năm 2005)
               xuống còn 2,8% (năm 2009).

                  Công tác xây dựng Đảng và chính quyền, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
               toàn xã hội được Hội đặc biệt quan tâm. Hằng năm, Hội Nông dân tham gia thực hiện
               tốt chính sách hậu phương quân đội và động viên con em lên đường nhập ngũ; thường
               xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, chủ trương, đường
               lối của Đảng, chính sách của Nhà nước cho hàng nghìn lượt hội viên và động viên hội
               viên ký cam kết không vi phạm pháp luật.

                  Từ năm 2011 - 2023

                  Năm 2011, thị xã Quảng Yên được thành lập. Để phù hợp với yêu cầu trong tình
               hình mới, Hội Nông dân thị xã Quảng Yên đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua
               yêu nước.
                  Trong những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết
               giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng” được Hội Nông dân triển khai thực hiện sâu
               rộng đến các chi hội trên địa bàn thị xã. Với phương châm “Nông dân dạy cho nông dân”,
   285   286   287   288   289   290   291   292   293   294   295