Page 340 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 340

340    Ñòa chí Quaûng Yeân



               có điều kiện mở mang. Cư dân đã biết sử dụng phân chuồng, phân xanh, tro bếp và phân
               bắc để bón ruộng...

                  Đặc điểm xuyên suốt của nước ta trong gần 1.000 năm phong kiến tự chủ (từ thế kỷ X
               đến giữa thế kỷ XIX) là ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước, trong đó một phần ruộng đất
               là ruộng quốc khố, trực tiếp là sở hữu của nhà vua. Một phần ruộng đất được vua cấp,
               ban riêng cho vương hầu, quan lại, công chúa, quý tộc... Bộ phận ruộng đất còn lại do
               làng xã trực tiếp quản lý, chia cho nông dân cấy rồi nộp tô thuế cho triều đình.

                  Dưới thời Lý, trên danh nghĩa toàn bộ ruộng đất thuộc về nhà vua, nhưng trên
               thực tế, triều đình trực tiếp quản lý một bộ phận ruộng đất gồm ruộng quốc khố và
               ruộng tịch điền. Một bộ phận cấp cho quý tộc, quan lại. Bộ phận còn lại là ruộng của
               làng xã gồm ruộng công và ruộng tư. Người cấy ruộng công phải nộp tô cho Nhà nước;
               người cấy ruộng tư được công nhận quyền sở hữu suốt đời, được cha truyền con nối
               và nhượng bán... Nhà nước cũng rất chăm lo đến sản xuất nông nghiệp. Vua Lý Công
               Uẩn khi mới lên ngôi đã hạ chiếu bắt tất cả những người phiêu tán phải trở về bản
               quán. Vua Lý Thánh Tông hạ “Chiếu khuyến nông” và thực hiện chính sách “ngụ binh
               ư nông”, cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng theo tinh thần “tĩnh vi nông, động vi
               binh”  vừa đảm bảo sản xuất, vừa động viên quân sĩ. Các công trình thủy lợi, đê điều
                     (1)
               được xây dựng trên khắp đất nước. Nhờ đó, nông nghiệp cả nước nói chung và Yên
               Hưng nói riêng có bước phát triển.

                  Thời Trần, sản xuất nông nghiệp tiếp tục được coi trọng. Triều đình cho xây dựng đê
               điều, thành lập các cơ quan chuyên trách về đê điều, kêu gọi dân phiêu tán trở về quê
               cũ làm ăn, thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” trong quân đội, khuyến khích khai
               hoang, mở rộng diện tích sản xuất... Nhờ vậy, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi
               và phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng ổn định. Sau chiến thắng Bạch Đằng
               năm 1288, vị thế vùng đất bên sông Bạch Đằng ngày càng được nâng lên. Trại Yên
               Hưng thời Lý quy mô còn nhỏ chỉ là một vài làng quê, sang thời Trần vùng đất này được
               mở rộng thêm, chủ yếu trên vùng đất Hà Nam. Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi từ
               đây cũng có bước tiến quan trọng.
                  Trải qua 20 năm đô hộ của Nhà Minh, nền kinh tế của nước ta bị tàn phá nặng nề,
               vì vậy, để khôi phục và phát triển kinh tế, vua Lê Thái Tổ đã xuống chiếu kêu gọi dân
               phiêu tán trở về quê cũ làm ăn, đồng thời cho 25 vạn quân giải ngũ về quê làm ruộng,
               khôi phục sản xuất. Công tác đê điều và thủy lợi được Nhà nước quan tâm hàng đầu,
               nhiều đê biển được xây dựng, phục vụ đắc lực cho công tác khai hoang. Vào những tháng
               mùa màng, cày cấy, Nhà nước đình hoãn mọi công dịch để tập trung sức lao động cho
               sản xuất nông nghiệp... Chính sách trọng nông và những biện pháp tích cực của Nhà Lê
               đã làm cho nền nông nghiệp nhanh chóng phục hồi, sản xuất phát triển, đời sống nhân
               dân được nâng lên.
                  Dưới thời Lê sơ, công cuộc khai hoang diễn ra mạnh mẽ trên vùng đất An Hưng.
               Theo gia phả và bia ký còn lại cho biết, từ năm 1434 đến năm 1493, số ruộng đất được
               khai hoang trên đất An Hưng là 4.020 mẫu 5 sào 5 thước 3 tấc, trong đó xã Vị Dương


               (1)  “Tĩnh vi nông, động vi binh” được hiểu là khi đất nước bình yên thì làm người nông dân cày cấy, khi
               đất nước có chiến tranh thì làm người lính.
   335   336   337   338   339   340   341   342   343   344   345