Page 343 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 343
Phaàn IV: Kinh teá 343
giữ nước thêm một hai ngày, đồng thời tiếp tục bừa để chất mặn tan ra. Sau cùng khi
đất đã bớt mặn, có thể đợi một trận mưa to mới tháo nước chua mặn đó đi, rồi tiếp tục
hứng nước mưa để thau mặn một lần nữa. Theo phương pháp này, đắp bờ giữ nước là
khâu chủ chốt cho việc rửa mặn. Vừa giữ nước, vừa bừa sục mặn lên, sẽ tốn ít công tát
nước, lại đảm bảo hiệu quả của rửa mặn.
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã cấu kết với giai cấp địa chủ
phong kiến để đàn áp và bóc lột nhân dân ta. Chúng tìm mọi cách chiếm đoạt đất công,
chia đất gian lận, cố tình kéo dài thời gian chia lại đất công để giữ đất về phần mình (có
khi đến 6 năm mới chia lại đất công một lần). Do vậy, ruộng đất hầu hết tập trung vào
tay địa chủ. Bình quân mỗi địa chủ ở đây chiếm từ 10 mẫu đến 50 mẫu ruộng. Ở tổng
Hà Nam, có địa chủ cướp trên 50 mẫu ruộng. Được sự giúp đỡ của chính quyền thực
dân, tên tư bản Pháp là Giuyliêng chiếm hầu hết ruộng đất khu Cây số 11, Khe Cát và
Yên Lập... Bên cạnh chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân, chúng còn đặt ra hàng trăm
loại thuế vô lý đánh vào người lao động, trong đó dã man nhất là thuế đinh. Nam giới
từ 18 tuổi đến 60 tuổi đều phải nộp thuế hằng năm với số tiền là 2,5 đồng, có năm lên
tới 3 đồng, thậm chí là 4 - 4,5 đồng do bọn chức dịch địa phương nâng lên. Nhiều người
làm thuê quanh năm vẫn không đủ tiền nộp thuế. Đời sống của nhân dân đã cơ cực lại
càng cơ cực hơn.
Nhìn chung, trong suốt thời kỳ phong kiến cho đến khi thực dân Pháp xâm lược, nông
nghiệp huyện Yên Hưng vẫn còn rất lạc hậu, mang tính tự cung, tự cấp và phụ thuộc
chủ yếu vào điều kiện tự nhiên, do chưa chủ động được nguồn nước ngọt, thường xuyên bị
úng lụt, hạn hán, nhiễm chua mặn nên hầu hết diện tích gieo trồng lúa chỉ cấy được một
vụ, năng suất lúa thấp. Vì vậy, mặc dù nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo nhưng lại
không đáp ứng đủ nhu cầu lương thực - thực phẩm của người dân nên họ phải làm thêm
nhiều nghề phụ khác như đánh cá, đi rừng... để đảm bảo cuộc sống của mình.
2. Nông nghiệp từ sau năm 1945
2.1. Nông nghiệp từ năm 1945 - 1955
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, việc khắc phục nạn đói được đặt ra cấp bách.
Để giải quyết nạn đói, chính quyền cách mạng lâm thời thành lập Ban Cứu tế, tổ chức
quyên góp tiền, gạo để cứu đói cho dân, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động
nhân dân tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, tổ chức phong trào “Hũ gạo tiết kiệm”, “Ngày
đồng tâm”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Cứ 10 ngày nhịn ăn một
bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”, nhân
dân trong địa bàn mỗi người, mỗi gia đình đều tích cực tham gia thực hành chính sách
tiết kiệm, bớt khẩu phần lương thực hằng ngày, góp gạo cứu giúp cho người nghèo,
nhường cơm sẻ áo và đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua cơn đói kém.
Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh
“Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!”, chính quyền cách
mạng huyện Yên Hưng và thị xã Quảng Yên phát động phong trào tăng gia sản xuất
với khẩu hiệu “Tấc đất tấc vàng”, “Không một tấc đất bỏ hoang”. Phong trào thi đua sản
xuất được dấy lên mạnh mẽ. Nhiều gia đình tích cực phát quang bờ rậm, khai hoang
phục hóa mở rộng diện tích gieo trồng. Từ thị xã Quảng Yên đến các thôn, xóm ở vùng