Page 341 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 341
Phaàn IV: Kinh teá 341
1.343 mẫu 2 sào 4 thước 5 tấc, xã Phong Lưu 1.599 mẫu 8 sào 13 thước 8 tấc, xã Lương
Quy 1.087 mẫu 3 sào 3 tấc. Việc phân chia ruộng đất - thành quả của công cuộc khẩn
hoang lập làng được ghi khá rõ trong văn bia. Theo đó, những người có công chiêu tập
dân các nơi đến đây khẩn hoang, lập làng, được cấp mỗi người 5 mẫu ruộng và 5 sào
vườn làm ruộng tư. Số còn lại dùng để quân cấp cho dân đinh theo tập quán riêng của
làng xã, hoặc thuộc quyền sử dụng của tập thể làng xã. Sau khi căn bản hoàn thành việc
khẩn hoang, quai đê, lấn biển, lập làng, nhân dân đã ra sức cải tạo ruộng đất, biến vùng
đất An Hưng từ một vùng sú vẹt hoang sơ trở thành ruộng đồng màu mỡ. Vì vậy, trong
giai đoạn này, bên cạnh vùng nông nghiệp Đông Triều, An Hưng nổi lên trở thành một
vùng nông nghiệp lớn của thừa tuyên An Bang.
Từ đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII, các đợt khai hoang, quai đê, lấn biển tiếp
tục diễn ra trên vùng đất Yên Hưng. Lực lượng tham gia khai hoang trong giai đoạn này
chủ yếu là cư dân đến từ các vùng nghèo đói, bị chiến tranh tàn phá hoặc bị cường hào,
địa chủ chiếm đất... Ngoài dân bản địa, trong những người đến khai hoang còn có đông
đảo cư dân các địa phương thuộc vùng châu thổ Bắc Bộ. Hầu hết ruộng đất do dân làng
khai khẩn đều trở thành ruộng đất công, thuộc quyền sở hữu chung của làng xã. Mặc
dù sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiếu nước tưới, chất lượng đất xấu, độ
chênh lệch cao thấp của đồng ruộng lớn, ảnh hưởng đến diện tích, năng suất cây trồng
và sản lượng lương thực, song bằng sức lao động cần cù và óc sáng tạo, người dân Yên
Hưng từng bước khắc phục để vươn lên.
Đầu thế kỷ XIX, nông nghiệp ở Yên Hưng vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, song nông
nghiệp phải đương đầu với nhiều khó khăn như số lượng ruộng đất bỏ hoang lớn, thiếu
nước, chất lượng đất xấu, độ chênh lệch cao thấp của đồng ruộng lớn... ảnh hưởng đến
diện tích, năng suất cây trồng và sản lượng lương thực.
Lúa vẫn là cây trồng chủ yếu của cư dân Yên Hưng. Tùy vào độ chênh lệch cao thấp
của đồng ruộng, chất đất mà giống lúa được trồng cũng khác nhau. Ví dụ như giống lúa
Chất, lúa Dé được trồng ở thổ thấp; Tám Đồng, nếp Hoa Vàng được trồng ở thổ cao; nếp
Dò, nếp Nàng Hương, nếp Răng Ngựa được trồng ở ruộng dộc; Chiêm Đá, Rong, Ri, Chắt
được trồng ở đất đầm cao và đất triềng... Bên cạnh trồng lúa, nhân dân còn trồng thêm
các loại cây ngắn ngày như: khoai, ngô, sắn, đỗ, lạc..., chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm
như trâu, bò, lợn, gà, vịt... để lấy sức kéo, phân bón phục vụ sản xuất và thực phẩm phục
vụ đời sống. Phân bón ruộng được nhân dân sử dụng chủ yếu là phân xanh. Phân xanh
được làm bằng cách lấy lá mắm, sú vẹt băm vụn rồi ủ. Ngoài ra, nhân dân còn sử dụng
những gốc rạ đã cuốc lật úp, cỏ năn... để thối rữa, tăng độ mùn cho đất.
Việc tu bổ, xây dựng hệ thống đê điều có tầm quan trọng đặc biệt trong sản xuất nông
nghiệp ở Yên Hưng. Về cơ bản, đa phần đê trên địa bàn huyện đều do làng xã đứng ra
tổ chức thực hiện với nguồn nhân lực và kinh phí của mình. Theo bia Kỷ niệm công đức
bia ký dựng tại đình Phong Cốc, từ năm Gia Long thứ 6 (1807) đến năm Gia Long thứ 8
(1809), dân thôn Phong Cốc đã tiến hành đắp đê Đồng Cốc nhưng ngay sau đó bị gió bão
làm sụt lở, nước mặn tràn ngập. Vì vậy, dân thôn Phong Cốc phải đắp lại trong 3 năm
mới thành ruộng. Khoán ước của hai làng Yên Trì và Yên Hưng lập ngày 25 tháng 10
năm Minh Mạng 16 (1835) có ghi như sau: Từ phía Tây Bắc của Yên Trì, giáp với cống