Page 342 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 342
342 Ñòa chí Quaûng Yeân
Cây Lác của làng này và phía Đông Nam của cống Miếu (thuộc địa phận xã Yên Hưng)
phân theo địa phận giữa sông, mỗi bên lấy một nửa sông làm giới. Tất cả chỗ đó đều
là dòng nước mặn lưu thông. Chỗ giáp hai xã ở phía Tây này, cả hai xã cùng hợp nhau
lại để bồi trúc. Hai bên cùng giao ước cho việc đắp chung này. Bản khoán ước cũng quy
định nhiệm vụ bảo vệ tuyến đê chung nói trên: Hễ sau khi cống khẩu đã hoàn thành,
các đoạn đê, cống khẩu thuộc khu vực của các xã đều phải gia công, bồi đắp, phải cơi cao
thêm. Nếu xã nào đó mà bồi trúc không được chăm chỉ, hoặc đê đắp nhỏ, không đến nơi
đến chốn thì phạt xã đó 2 con trâu, giá tiền là 30 quan...
Hệ thống sông ngòi tự nhiên trên địa bàn huyện Yên Hưng đều là sông nước mặn. Do
vậy, lượng nước sinh hoạt và dùng trong sản xuất ở vùng này hoàn toàn phụ thuộc vào
nước mưa, đây là một trở ngại lớn đối với sản xuất nông nghiệp ở Yên Hưng. Để điều
hòa lượng nước vốn rất khan hiếm, dùng trong sản xuất, các làng xã đã xây dựng một
hệ thống mương máng và cừ cống, đồng thời giao cho tuần phiên trông coi. Các xã quy
định nếu việc đóng, mở cống không cẩn thận đến nỗi để nước mặn lưu thông thì phạt
tiền hai quan. Trong hương ước của xã Yên Trì vấn đề này được ghi lại như sau: “Dân xã
trích tiền công quỹ trả cho người giữ cừ tháo đắp cho dân cày cấy. Đầm trong ba miệng
cừ cắt 10 người, lệ thuế là 6đ. Đầm ngoài 2 miệng cừ to cắt 30 người, lệ thuế 13,2đ. Việc
giữ cừ được phân công lần lượt cho mọi người trong xã. Người nào đến hạn phải giữ cừ
mà không giữ thì bị khấu trừ phần điền của người ấy. Nếu đã nhận ruộng rồi, ruộng sẽ
đem đấu cố, dân sẽ cắt người khác làm thay” .
(1)
Việc đào đắp, tu bổ, bảo vệ đê điều, mương máng, cừ cống, bảo vệ ruộng đồng cũng là
mối quan tâm thường xuyên của cư dân Yên Hưng. Trong các khoán ước, hương ước ở
các làng xã thời kỳ này đều có những quy định nghiêm cấm việc chăn thả vịt vào ruộng
đã gieo mạ hoặc ruộng đã cấy lúa. Nếu làng phát hiện ra sẽ phải phạt 0,5đ, còn trường
hợp vịt đã phá hoại lúa, màu... thì người chăn phải bồi thường số hoa màu đã thiệt hại
cho chủ ruộng. Việc đánh bắt cá trong các mương máng cũng bị làng xã nghiêm cấm
nhằm bảo vệ nguồn nước tưới cho đồng ruộng. Điều 30 trong hương ước cận đại xã Yên
Hưng có ghi: “Cấm không ai được tháo nước đơm cá, để cho ruộng khô cạn đi, nếu ai
không tuân thủ, phải phạt 0,2đ. Tuần tráng mà dung túng cho người ta tháo nước để
ruộng nương khô cạn đi thì cũng phải phạt như vậy”. Trong một điều khoản của hương
ước soạn năm Minh Mạng thứ 2 của xã Yên Trì cũng quy định: “Bản xã có các xứ cựu
đồng vốn là do tổ tiên khai sáng, đào mương, khơi ngòi, tưới nước cho đồng lúa gần đây
đã bị úng tắc. Nay bản xã y theo các đường thủy, sông ngòi của tổ tiên, nơi nào cần thì
khơi đào thêm cho tiện canh tác, kẻ nào vì lợi ích cá nhân mà làm còn tắc mương ngòi,
phát giác thấy phần ruộng của ai, thì kẻ đó bị phạt xôi rượu trị giá hai quan” .
(2)
Trải qua quá trình sản xuất, người dân Yên Hưng đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm
trong kỹ thuật thau chua, rửa mặn - một trong những khâu kỹ thuật quan trọng bậc
nhất trong sản xuất nông nghiệp ở vùng biển này. Phương pháp thau chua, rửa mặn ở
đây được tiến hành gồm các bước sau: Trước hết, đắp bờ to để giữ nước, sau đó bừa để
sục mặn trong đất lên (2 ngày một lần) rồi giữ nước sau khi đã bừa sục. Khi trời mưa
(1) Lê Đồng Sơn (Chủ biên): Văn hóa Yên Hưng - Lịch sử hình thành và phát triển, sđd, tr.314-315.
(2) Lê Đồng Sơn (Chủ biên): Văn hóa Yên Hưng - Lịch sử hình thành và phát triển, sđd, tr.309-310.