Page 346 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 346
346 Ñòa chí Quaûng Yeân
đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng tổ đổi công. Huyện mở nhiều hội nghị quán triệt
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cử nhiều cán bộ về trực tiếp ăn, ở và lao
động ở các xã, thôn để giúp cơ sở vận động, tổ chức cho nhân dân học tập về đường lối,
chính sách và nguyên tắc tự nguyện. Trên cơ sở đó, nhân dân hiểu rõ về tính ưu việt, lợi
ích khi làm ăn tập thể. Đến tháng 6/1959, toàn huyện thành lập được 31 tổ với 418 hộ
thường xuyên bình công chia điểm; 61 tổ với 418 hộ không bình công chia điểm; 3.795 hộ
đổi công với nhau từng việc. Các hộ trong tổ đổi công hỗ trợ, giúp đỡ nhau về vốn, giống,
nông cụ, sức kéo, nhân lực, phân bón, làm thủy lợi, thu hoạch, vận chuyển... Hình thức
làm ăn tập thể ban đầu mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, nhất là các khâu làm đất,
thủy lợi, cấy, gặt. Những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức các tổ đổi công là tiền
đề để tiến tới thành lập các hợp tác xã nông nghiệp.
Tháng 4/1959, Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp, trong đó nhấn mạnh: “Hợp tác hóa nông
nghiệp là cái khâu chính trong toàn bộ sợi dây chuyền cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc nước ta” . Thực hiện nghị quyết của Đảng, Huyện ủy Yên Hưng tập trung chỉ đạo
(1)
tiến hành vận động nông dân, công nhân và các thành phần kinh tế khác vào hợp tác
xã. Đến tháng 6/1959, toàn huyện đã xây dựng được 10 hợp tác xã nông nghiệp, với 216
hộ xã viên.
Ban đầu, việc vận động vào hợp tác xã gặp nhiều khó khăn vì đối với người nông
dân việc đưa ruộng đất, trâu bò vào làm chung là động đến tính tư hữu từ ngàn đời,
nhiều người sợ vào hợp tác xã là mất phần tài sản của mình, bị gò bó phải làm nhiều.
Đứng trước những khó khăn đó, Huyện ủy Yên Hưng đã chỉ đạo các xã kiên trì tuyên
truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động quần chúng vào hợp tác xã. Do làm tốt công tác
tuyên truyền, vận động, tư tưởng của nhân dân dần trở lại ổn định, số hộ nông dân tình
nguyện làm đơn xin vào hợp tác xã nông nghiệp ngày càng đông. Cuối năm 1960, toàn
huyện có 80% hộ xã viên tự nguyện tham gia vào hợp tác xã.
Nhằm đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa, mở rộng diện tích, đưa khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, Huyện ủy Yên Hưng đã họp bàn về chủ trương quai đê lấn biển, trong đó
đề ra các biện pháp về tiến hành vỡ hoang đầm quai đê Liên Vị khoảng 200 mẫu; tổ chức
200 thanh niên thành 2 đội làm nòng cốt đến phá hoang, động viên phong trào. Để thực
hiện mục tiêu đề ra, Huyện ủy đã chỉ đạo cho Chi bộ khu Hà Nam họp hội nghị phổ biến
chủ trương của huyện, giao cho chi bộ chỉ đạo Đoàn Thanh niên Hà Nam mở hội nghị
bàn kế hoạch vỡ hoang. Ngày 25/5/1959, Ban Thường vụ Huyện ủy họp và quyết định
kế hoạch vỡ hoang 873 mẫu trong đồng và quai đê, 700 mẫu đất ngoài đầm, bước đầu
có thể đưa 300 mẫu vào trồng lúa. Ngày 03/6/1959, Ban Thường vụ quyết định thành
lập Tập đoàn khai hoang Tiền Phong, vỡ hoang 2 đầm khoảng 700 mẫu. Khi công trình
hoàn thành, vụ chiêm có thể cấy được từ 300 - 400 mẫu.
Cùng với phong trào hợp tác hóa, phong trào làm thủy lợi, xây dựng cơ sở vật chất
được chú trọng. Trong 3 năm (1958 - 1960), nhân dân các xã trong huyện tham gia hàng
nghìn ngày công, đào đắp hàng vạn mét khối đất đá để làm đường giao thông, đắp đê,
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
2002, tr.367.