Page 351 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 351

Phaàn IV: Kinh teá    351



               thực hiện nghiêm túc. Với các biện pháp tích cực trên, sản xuất nông nghiệp trong giai
               đoạn 1965 - 1975 có bước phát triển. Năm 1975, diện tích cây lương thực toàn huyện
               đạt 8.129 ha. Diện tích trồng lúa là 4.546,42 ha, năng suất bình quân đạt 19,32 tạ/ha
               (tăng 2,74 tạ so với năm 1966). Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 15.007 tấn
               (tăng 3.074 tấn so với năm 1970 và tăng 2.965 tấn so với năm 1973).
                  Ngoài trồng cây lương thực, cây công nghiệp và thực phẩm được huyện chú trọng
               phát triển. Năm 1970, tổng diện tích trồng cây công nghiệp và thực phẩm toàn huyện
               là 992 ha, trong đó diện tích cây công nghiệp là 176 ha, diện tích cây thực phẩm 816 ha.

                  Trong những năm 1965 - 1975, chăn nuôi lợn và gia súc, gia cầm đều có bước phát
               triển. Các hợp tác xã thành lập các đội chuyên nuôi lợn và có chế độ thưởng công điểm
               cho xã viên; hỗ trợ về giống, thức ăn chăn nuôi... cho các hộ gia đình. Hệ thống chuồng
               trại được củng cố, mở rộng, các biện pháp chăm sóc, phòng dịch bệnh được chú trọng.
               Năm 1975, đàn lợn toàn huyện có 19.563 con (tăng 8.963 con so với năm 1970), đàn trâu
               có 3.370 con, đàn bò có 979 con, đàn gia cầm có 12.000 con.
                  Từ năm 1975 - 1985

                  Thực hiện Nghị quyết số 61-CP ngày 05/4/1976 của Hội đồng Chính phủ “về cuộc vận
               động tổ chức lại sản xuất, cải tiến một bước quản lý nông nghiệp, lâm nghiệp từ cơ sở
               theo hướng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”, Huyện ủy tập trung chỉ đạo các hợp
               tác xã nông nghiệp kiểm kê tài sản, rà soát đất đai, thống kê lao động và tiến hành hợp
               nhất các hợp tác xã quy mô nhỏ thành hợp tác quy mô lớn. Đến giữa năm 1978, việc mở
               rộng quy mô hợp tác xã nông nghiệp toàn xã được hoàn thành. Sau khi hợp nhất, các
               hợp tác xã tiến hành Đại hội xã viên, thảo luận, xây dựng kế hoạch, phương hướng sản
               xuất, biện pháp quản lý hợp tác xã trên quy mô toàn xã và kiện toàn lại bộ máy quản lý,
               đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả.
                  Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thủy lợi đối với sản xuất nông nghiệp,
               từ năm 1976 - 1978, huyện Yên Hưng đã huy động hàng triệu ngày công, hàng nghìn
               chiếc thuyền để xây dựng các công trình thủy lợi. Đến cuối năm 1978, huyện đã hoàn
               thành 297 máng tưới, 130 máng tiêu, đào đắp 19.970 m  đất đá thủy lợi. Hồ Rộc Cả,
                                                                            3
               công trường khai hoang Sông Khoai, đập nước Yên Lập và Đầm Nhà Mạc cơ bản được
               hoàn thành. Đặc biệt, việc lắp đặt xi-phông Sông Chanh hoàn thành, đưa nước ngọt từ
               hồ Yên Lập đến khu vực Hà Nam đã cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt
               và sản xuất.

                  Để phát huy thế mạnh của từng địa phương trên cơ sở đất đai, điều kiện tự nhiên,
               ngày 20/4/1976, Ban Thường vụ Huyện ủy họp và quyết định phân vùng sản xuất nông
               nghiệp trong toàn huyện: “Vùng 1, gồm khu Hà Nam, Điền Công... chuyên canh lúa 2
               vụ, phấn đấu đạt 5 tấn thóc/ha; vụ đông trồng xen khoai lang, rau, tích cực thả bèo dâu,
               nuôi lợn (nái, thịt) và cá. Vùng 2, gồm khu Hà Bắc và đường số 18, một số ruộng màu
               của các xã Yên Giang, xã Hiệp Hòa trồng rau xanh vụ đông, ngô lai, khoai lang; vụ xuân
               chủ yếu cấy giống lúa Nông nghiệp 8 và 314 (tập trung ở Tiền An và Liên Hòa); ngoài
               ra đẩy mạnh nuôi cá và trồng cây lấy gỗ. Vùng 3, gồm Hà An, chuyên canh và chế biến
               cói, ngoài ra trồng dừa quy mô lớn; chăn nuôi cá, vịt. Đầm Bồ Cáo, Tiền An sản xuất lúa
               và nuôi cá; Đầm Nhà Mạc nuôi cá và tôm; Sông Khoai hướng chính là nuôi cá, vịt, trồng
   346   347   348   349   350   351   352   353   354   355   356