Page 356 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 356
356 Ñòa chí Quaûng Yeân
phân xanh, bèo hoa dâu, huyện Yên Hưng chủ động tiếp nhận lượng phân vô cơ theo kế
hoạch hằng năm. Trong 2 năm (1987 - 1988), bằng nguồn vốn từ ngân sách và đóng góp
của nhân dân, huyện đã tiến hành quy hoạch lại hệ thống bờ vùng, bờ thửa, các trạm
bơm, hệ thống kênh mương, đê điều. Bồi đắp những điểm xung yếu trên các tuyến đê và
tuyến đê cơ bao quanh Hà Nam; xây dựng hơn 60 điểm chắn sóng; sửa chữa nâng cấp
hệ thống cống... Nhờ đó, diện tích được đảm bảo nước tưới tiêu tăng lên hơn 1.000 ha so
với năm 1986.
Với những giải pháp đồng bộ, sản xuất nông nghiệp của huyện trong 2 năm (1987 -
1988) có bước tiến đáng kể. Vụ mùa năm 1987, năng suất lúa đạt 34,6 tạ/ha (cao nhất
của huyện Yên Hưng từ trước đến nay), tăng 11% so với vụ mùa năm 1986. Một số hợp
tác xã như Yên Hải 1, Yên Hải 2, Hiệp Hòa 1, Cẩm La đạt trên 40 tạ/ha/vụ. Vụ mùa năm
1988, do thời tiết diễn biến phức tạp nên năng suất lúa giảm còn 29,5 tạ/ha, toàn huyện
có 11 hợp tác xã đạt năng suất trên 30 tạ/ha, riêng Phong Cốc đạt 39 tạ/ha .
(1)
Ngoài cây lúa, một số loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày như: ngô, khoai
lang, khoai sọ, vừng... cũng được chú trọng mở rộng diện tích. Năm 1988, diện tích khoai
lang toàn huyện là 909,6 ha (tăng 87,7 ha so với năm 1987), ngô 38 ha (tăng 20,2 ha so
với năm 1987), khoai sọ 39 ha (tăng 6,2 ha so với năm 1987), vừng 19,5 ha (tăng 13 ha so
với năm 1987). Năng suất khoai lang tăng từ 44,9 tạ/ha (năm 1987) lên 65,2 tạ/ha (năm
1988); năng suất ngô tăng từ 13,1 tạ/ha (năm 1987) lên 16,4 tạ/ha (năm 1988); năng
suất khoai sọ tăng từ 85 tạ/ha (năm 1987) lên 160 tạ/ha (năm 1988).
Sau 7 năm (1981 - 1988) thực hiện cơ chế khoán theo Chỉ thị số 100-CT/TW của Ban
Bí thư Trung ương, nền kinh tế đất nước nói chung, Yên Hưng nói riêng đã bộc lộ những
hạn chế, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp: mức giao nộp khoán quá cao, chưa sát
với tình hình thực tế của địa phương, tình trạng khê đọng sản phẩm khá phổ biến; một
số nông dân xin trả lại ruộng khoán cho hợp tác xã; các khâu do hợp tác xã đảm nhận
ngày càng không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của xã viên, nhất là nước, phân bón và
làm đất. Bộ máy quản lý hợp tác xã cồng kềnh, chồng chéo, kém hiệu quả trong quản lý
và chỉ đạo sản xuất... Trước tình hình đó, nhằm giải quyết những khó khăn, tạo động lực
mới thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, ngày 05/4/1988, Bộ Chính trị ban hành
Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (gọi tắt là Khoán 10).
Theo tinh thần Khoán 10, hợp tác xã nông nghiệp chuyển từ vai trò quản lý kinh tế, kỹ
thuật sang làm dịch vụ kinh doanh tổng hợp với một số khâu như: thủy lợi, nước, điện,
bảo vệ thực vật... Hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, ruộng đất, ao hồ giao khoán cho
xã viên, giao quyền sử dụng trong nhiều năm, xã viên thực hiện nghĩa vụ thanh toán
trực tiếp với hợp tác xã. Người lao động tự quyết định nuôi con gì, trồng cây gì cho hiệu
quả kinh tế cao. Trách nhiệm và lợi ích của người lao động gắn bó chặt chẽ với diện tích
ruộng đất canh tác được giao khoán. Đây là nghị quyết quan trọng của thời kỳ đổi mới
trong nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.
Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, từ vụ mùa năm 1988, Huyện ủy Yên Hưng
chỉ đạo Hợp tác xã Phong Hải thực hiện thí điểm cơ chế Khoán 10, rồi phát triển ra toàn
(1) Xem Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Yên Hưng: Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện tại
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV, 1988, tr.2.