Page 358 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 358

358    Ñòa chí Quaûng Yeân



               kinh tế, nên hầu hết các hộ gia đình kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, xóa bỏ hình thức
               chăn nuôi tập thể. Đàn trâu, bò của các hợp tác xã được giao khoán cho các hộ xã viên.
               Năm 1990, đàn trâu, bò của huyện có 5.158 con; đàn lợn có 24.615 con; đàn gia cầm có
               218.744 con.
                  Từ năm 1991 - 2000

                  Với chủ trương tiếp tục đổi mới, tăng cường đầu tư và phát triển kinh tế nông nghiệp
               theo hướng kinh tế hàng hóa và từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, từ năm
               1991 - 1995, Huyện ủy tập trung lãnh đạo tiếp tục thực hiện cơ chế khoán theo Nghị
               quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị, tuyên truyền vận động nhân dân đổi mới cách
               nghĩ, cách làm, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh, chuyển
               đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, đưa các giống lúa mới như: X20, X21,
               Bắc Ưu 64, Tép lai... cho năng suất cao, sức chống chịu tốt vào gieo cấy đại trà. Thông
               qua hệ thống truyền thanh, cán bộ kỹ thuật hợp tác xã nông nghiệp hướng dẫn nhân
               dân chủ động nắm bắt lịch làm đất, gieo trồng, chăm bón, các biện pháp phòng trừ sâu
               bệnh và thu hoạch. Công tác thủy nông, thủy lợi được quan tâm, trong 5 năm (1991 -
               1995), bằng nguồn ngân sách của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, huyện tiến hành
               tu bổ hệ thống đê, kè cống và hoàn thiện hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng.

                  Để khuyến khích người lao động yên tâm đầu tư vào sản xuất, Huyện ủy chỉ đạo tiến
               hành giao quyền sử dụng đất lâu dài (20 năm) cho nhân dân theo Nghị định số 64-CP
               ngày 27/9/1993 của Chính phủ “về việc ban hành bản quy định về việc giao đất nông
               nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp”.
               Đến năm 1994, huyện hoàn thành giao quyền sử dụng đất lâu dài trong nông nghiệp
               cho 19.814 hộ, 90.729 nhân khẩu. Bình quân mỗi nhân khẩu được giao từ 1 sào đến 1
               sào 2 thước .
                           (1)
                  Nhằm khuyến khích sản xuất phát triển, huyện còn tạo điều kiện cho các hộ gia
               đình vay vốn ngân hàng để mua sắm các máy móc phục vụ nông nghiệp như: máy tuốt
               lúa, máy làm đất, máy bơm nước, vận tải cơ giới, chế biến nông sản... Đặc biệt, trong 2
               năm (1994 - 1995), Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho các hộ nông dân vay vốn
               phát triển kinh tế với tổng số tiền hơn 20 tỷ đồng, trong đó hơn 400 triệu đồng dành
               cho xóa đói, giảm nghèo; 600 triệu đồng phục vụ khuyến nông; dành hàng trăm triệu
               đồng từ Chương trình 327, PAM... để tổ chức cho nông dân tham quan học tập, trao đổi
               kinh nghiệm, hướng dẫn khoa học kỹ thuật. Nông dân mạnh dạn đấu thầu ruộng đất
               để phát triển kinh tế trang trại, điển hình là ở các xã: Hoàng Tân, Đông Mai, Cộng Hòa
               và Minh Thành.

                  Trong 5 năm (1991 - 1995), mặc dù điều kiện thời tiết không thuận lợi, song với những
               giải pháp tích cực trên, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn phát triển toàn diện, tổng
               sản lượng lương thực tăng nhanh, đến năm 1992 đạt 34.064,8 tấn, vượt chỉ tiêu Đại hội
               Đảng bộ huyện lần thứ XV đề ra cho năm 1995. Tính chung trong 5 năm (1991 - 1995),
               giá trị sản lượng nông nghiệp của huyện Yên Hưng tăng bình quân 8%/năm, vượt 3% so
               với chỉ tiêu đề ra.

               (1)  Xem Huyện ủy Yên Hưng: Báo cáo kết quả khảo sát củng cố đổi mới hợp tác xã nông nghiệp, 1996, tr.1.
   353   354   355   356   357   358   359   360   361   362   363