Page 359 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 359
Phaàn IV: Kinh teá 359
Bảng 1.4: Năng suất một số loại cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm
của huyện Yên Hưng năm 1991 và 1995
Đơn vị: tạ/ha
Năm 1991 1995
Lúa 23,1 28
Khoai lang 58 62,9
Khoai sọ 155 146
Sắn 110 105
Ngô 16,8 20
Mía 425,1 450
Vừng 1,4 2,5
Đậu các loại 1,7 3,4
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Hưng 1986 - 2000
Sản lượng lương thực tăng góp phần thúc đẩy chăn nuôi của huyện phát triển. Đàn
trâu, bò sau khi khoán cho hộ gia đình được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. Các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi được quan tâm. Nhờ đó, số lượng đàn gia súc, gia
cầm có bước phát triển. Năm 1991, toàn huyện có 5.209 con trâu, bò; 25.029 con lợn;
230.722 con gia cầm. Năm 1995, có 5.241 con trâu, bò; 33.718 con lợn; 274.400 con gia
cầm. Tổng giá trị sản xuất từ trồng trọt và chăn nuôi năm 1995 đạt 142,219 tỷ đồng,
tăng 51,257 tỷ đồng so với năm 1991.
Quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
của Đảng, nhất là chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà trọng tâm
là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trong 5 năm (1996 - 2000),
Huyện ủy lãnh đạo nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng
sản xuất hàng hóa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; chuyển đổi cơ cấu mùa
vụ, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất. Các giống
lúa mới ngắn ngày, năng suất và chất lượng cao được đưa vào gieo trồng đại trà mà
trọng tâm là dòng lúa lai, lúa thuần chủng. Đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu giống lúa
là các xã: Yên Hải, Cẩm La, Cộng Hòa, Minh Thành. Đến năm 2000, hầu hết diện tích
được gieo trồng giống lúa mới, trong đó 40% diện tích trồng lúa lai có giá trị kinh tế cao.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu vùng, trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng chuyên
canh rõ rệt như: vùng lúa, vùng vừa trồng lúa vừa trồng màu, vùng chuyên trồng rau
màu, vùng trồng cây ăn quả và vùng nuôi trồng thủy sản.
Nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh và vững chắc, Huyện ủy chỉ
đạo tăng cường thực hiện chính sách khuyến nông; áp dụng các tiến bộ khoa học công
nghệ, các biện pháp thâm canh vào sản xuất từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến
khâu thu hoạch. Hệ thống kênh mương, cừ cống, đường giao thông nội đồng... được tu
sửa thường xuyên. Công tác quản lý đê được chú ý, bảo đảm an toàn cho sản xuất nông
nghiệp, nhất là vào mùa mưa bão. Các dịch vụ như: điện, nước, thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón... được đáp ứng tương đối đầy đủ, kịp thời.