Page 357 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 357

Phaàn IV: Kinh teá    357



               huyện. Sau khi thí điểm thành công, đến vụ chiêm năm 1990, 100% hợp tác xã trong
               huyện đều thực hiện Khoán 10.

                  Thực hiện Thông báo số 651-TB/TU ngày 26/6/1989 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
               Quảng Ninh, Huyện ủy đã chỉ đạo các hợp tác xã điều chỉnh lại quy mô cho phù hợp với
               cơ chế quản lý mới. Ban quản trị các hợp tác xã được củng cố, sắp xếp gọn nhẹ hơn. Các
               ban đại diện xã viên cũng được thành lập để tham mưu giúp Ban quản trị quyết định
               những vấn đề về quản lý, sản xuất. Một số hợp tác xã phát triển theo hướng sản xuất,
               kinh doanh tổng hợp (vừa phát triển sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản, vừa phát
               triển ngành nghề). Một số hợp tác xã đạt giá trị doanh thu 1,2 tỷ đồng/năm như: Hợp
               tác xã Liên Vị, Hợp tác xã Hà An.

                  Song song với hoàn thiện cơ chế quản lý mới trong các hợp tác xã, huyện Yên Hưng
               tập trung lực lượng tu bổ, nâng cấp hệ thống thủy lợi, nạo vét kênh mương nội đồng, coi
               đó là một trong những biện pháp hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp. Từ năm
               1989 - 1990, huyện đầu tư hàng tỷ đồng và hơn 300.000 ngày công để bồi đắp hệ thống
               đê biển, đặc biệt là hệ thống đê Hà Nam, bảo đảm an toàn cho sản xuất và đời sống nhân
               dân, nhất là trong mùa mưa bão. Hệ thống kênh mương cấp I, II, III được chú trọng tu
               bổ, xây dựng mới bằng nguồn vốn thủy lợi phí và công sức đóng góp của nhân dân. Đặc
               biệt, đến năm 1990, hệ thống công trình thủy lợi Yên Lập  được hoàn thành với 2.558
                                                                             (1)
               km (trong đó, kênh chính dài 28 km, kênh cấp I dài 95 km, kênh cấp II dài 1.110 km và
               kênh cấp III dài 1.115 km) đảm bảo tưới nước khoảng 5.000 ha lúa, màu và nuôi trồng
               thủy sản.

                  Trong sản xuất lương thực, các cấp ủy tiếp tục chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu giống,
               cơ cấu mùa vụ và các biện pháp thâm canh, mở rộng diện tích, gắn với phòng trừ sâu
               bệnh. Những năm 1987 - 1988, toàn huyện có khoảng 50% diện tích vụ đông - xuân gieo
               trồng giống mới; đến năm 1990 tăng lên 70%. Năm 1990, nhiều chỉ tiêu về kinh tế nông
               nghiệp đạt kế hoạch đề ra; tổng sản lượng lương thực đạt 30.376 tấn, tăng 10% so với
               năm 1988. Sau 4 vụ thực hiện Khoán 10, lợi ích của nhiều hộ xã viên được bảo đảm, đất
               đai được quản lý và sử dụng hiệu quả hơn; nông dân gắn bó với đồng ruộng, yên tâm đầu
               tư sản xuất, nhiều hộ vượt khoán 40%. So với trước khi thực hiện Khoán 10, diện tích,
               năng suất và sản lượng tăng khá. Năm 1989, năng suất lương thực của huyện vượt định
               mức 5 tấn/ha; bình quân lương thực đầu người đạt 325 kg.
                  Bảng  1.3:  Diện  tích,  năng  suất,  sản  lượng  lúa  huyện  Yên  Hưng  từ  năm
               1988 - 1990

                          Năm                    1988                  1989                   1990
                Diện tích (ha)                  9.252,5               9.449,1               9.945,3

                Năng suất (tạ/ha)                 26,6                 28,8                   27,8
                Sản lượng (tấn)                 24.623,2             27.274,9               27.378,5
                                              Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Hưng 1986 - 2000

                  Do năng lực sản xuất được giải phóng, khuyến khích phát triển nhiều thành phần

               (1)  Công trình thủy lợi Yên Lập được khởi công xây dựng từ ngày 03/02/1976.
   352   353   354   355   356   357   358   359   360   361   362