Page 353 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 353
Phaàn IV: Kinh teá 353
nuôi lợn; mỗi lứa lợn nái đẻ được phụ cấp 15 kg lương thực, lợn giống phụ cấp 2 kg lương
thực/kg trọng lượng khi bán ngoài nghĩa vụ, lợn thịt 0,5 kg lương thực/kg thịt lợn hơi,
vịt đẻ 0,1 - 0,15 kg lương thực/quả trứng. Nhờ những chủ trương và biện pháp đúng đắn,
kịp thời, chăn nuôi của huyện được giữ vững. Năm 1980, toàn huyện có 16.301 con lợn,
trong đó đàn lợn tập thể có 1.030 con; đàn trâu có 2.933 con; đàn bò có 665 con; đàn gà,
vịt có 96.290 con.
Thực hiện Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980), bên cạnh những kết quả đạt
được, ngành nông nghiệp huyện cũng gặp những khó khăn: việc ăn chia theo công điểm,
theo định suất, lại huy động đóng góp liên tục trong nhiều năm làm cho thu nhập và
đời sống của xã viên xuống mức thấp, tinh thần làm chủ tập thể của một số xã viên
giảm sút, không thiết tha với đồng ruộng, thiếu tin tưởng vào hợp tác xã. Để khắc phục
những nhược điểm trong sản xuất nông nghiệp, từ kết quả thí điểm khoán sản phẩm ở
một số địa phương, ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số
100-CT/TW về “cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động
và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp” (gọi tắt là Khoán 100). Mục đích của
khoán sản phẩm là bảo đảm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên cơ
sở thu hút được người dân hăng hái lao động, tăng năng suất, sử dụng tốt đất đai và các
cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; củng cố và tăng
cường quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn; nâng cao thu nhập và đời sống
của xã viên, tăng tích lũy của hợp tác xã, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước.
Thực hiện Chỉ thị 100, Huyện ủy tổ chức quán triệt tới đội ngũ cán bộ chủ chốt của
huyện và cơ sở về cách thức khoán mới từ nội dung, phương châm, phương pháp tiến
hành. Sau đó, triển khai các buổi học tập tới đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân
trong toàn huyện. Thông qua học tập, bà con xã viên đã hiểu được nội dung, ý nghĩa, lợi
ích của công tác khoán theo Chỉ thị 100. Từ vụ mùa năm 1981, toàn bộ các hợp tác xã
nông nghiệp trong huyện đều thực hiện “khoán” với các mức độ khác nhau phù hợp với
điều kiện tự nhiên, đất đai của từng xã.
Theo cơ chế Khoán 100, trong 8 khâu chu trình khép kín của sản xuất nông nghiệp,
từ khâu làm đất đến giao nộp sản phẩm, từng khâu được phân chia cụ thể. Hợp tác xã
chịu trách nhiệm điều hành 5 khâu là: làm đất, nước, phân bón, giống và phòng trừ sâu
bệnh; các hộ xã viên đảm nhận 3 khâu: gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch và giao nộp sản
phẩm. Với hình thức khoán này, tinh thần lao động, sáng tạo của bà con xã viên được
phát huy, chi phí sản xuất được hạch toán rõ ràng, công khai, khắc phục cơ bản tình
trạng “rong công phóng điểm”, bớt xén lương thực, ngăn chặn một bước những tiêu cực
trong ăn chia phân phối. Người lao động hăng hái tham gia lao động sản xuất, ý thức
trách nhiệm và tinh thần làm chủ trong lao động sản xuất được nâng cao. Chất lượng
lao động ngày càng tốt hơn. Nhiều diện tích đất đai trước bỏ hoang hóa được tận dụng
một cách triệt để đưa vào sản xuất. Xã viên mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất: bón phân hóa học kết hợp với nguồn phân hữu cơ trên từng đơn vị
đất trồng, các loại giống lúa mới cho năng suất cao như: IR21, CR293, IR51, C33, Xuân
số 2... được đưa vào gieo trồng thay cho các loại giống cũ. Bên cạnh đó, các loại cây khoai
lang, sắn, cây ngô vụ đông và rau màu tiếp tục được mở rộng diện tích.