Page 348 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 348

348    Ñòa chí Quaûng Yeân



               nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc”. Quán triệt Nghị quyết của Hội đồng Chính
               phủ, Huyện ủy Yên Hưng lãnh đạo các hợp tác xã tiến hành cải tiến quản lý, cải tiến kỹ
               thuật. Trước hết là tổ chức đợt học tập về mục tiêu, biện pháp và những nội dung của
               cuộc vận động. Qua học tập, hầu hết cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc
               về sự cần thiết phải cải tiến quản lý để phù hợp hơn với yêu cầu phát triển sản xuất. Các
               hợp tác xã xây dựng phương án tổ chức sản xuất, thực hiện “ba khoán” (khoán diện tích,
               khoán sản lượng, khoán công điểm) cho các đội, “ba quản” (quản lý sản xuất, quản lý lao
               động, quản lý tài vụ) với xã viên và phân phối sản phẩm theo công điểm trên tinh thần
               làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Ban quản trị ở các hợp tác xã được kiện toàn và nâng
               cao hiệu quả hoạt động. Công tác quản lý có nhiều chuyển biến, phân công lao động hợp
               lý nên các xã viên tham gia đầy đủ, tích cực. Hiện tượng “đánh trống ghi tên”, đi muộn
               về sớm hoặc bỏ công việc hợp tác xã đi làm ngoài giảm, từng bước xây dựng cho xã viên
               ý thức trách nhiệm “Hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ”.

                  Để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động, Huyện ủy phát động phong trào
               “Học tập, tiến kịp và vượt Đại Phong” . Phong trào thi đua cải tiến kỹ thuật được triển
                                                       (1)
               khai sâu rộng trong các hợp tác xã. Các loại xe cải tiến, cào cỏ Nghệ An, cày 51... được
               sử dụng rộng rãi ở nông thôn góp phần nâng cao hiệu quả lao động trong sản xuất nông
               nghiệp. Các tuyến đường trục trên các cánh đồng và từ đồng về làng đều được tu sửa,
               mở rộng nên vận chuyển bằng xe thồ, xe bò kéo thuận tiện giúp nông dân giảm cường
               độ lao động vất vả trong thời vụ sản xuất, cấy, gặt. Đôi vai người lao động bước đầu được
               giải phóng.

                  Nhằm biến khu Hà Nam thành “biển cá, vựa lúa”, “phá xiềng 3 sào”, huyện Yên
               Hưng tiếp tục đẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác. Đến giữa năm
               1962, toàn huyện vượt 7% kế hoạch khai hoang đề ra. Ngày 11/9/1962, Huyện ủy Yên
               Hưng họp và quyết định tiếp tục khai hoang ở Đại Đán, Bí Giàng. Tiếp đó, Huyện ủy
               quyết định đẩy mạnh khai hoang ở 9 xã (6 xã khu Hà Bắc và 3 xã khu Hà Nam). Do tích
               cực khai hoang nên diện tích gieo trồng hằng năm của toàn huyện đều tăng .
                                                                                               (2)
                  Cùng với khai hoang lấn biển, mở rộng diện tích, công tác thủy lợi là biện pháp hàng
               đầu để phát triển nông nghiệp. Từ năm 1961 - 1962, huyện đã huy động hàng nghìn
               ngày công xây dựng đập Khe Giá, đập Yên Trung và đập Hà Thu. Đến cuối năm 1965,
               trong tổng số 96 hợp tác xã nông nghiệp thì 30 hợp tác xã có hệ thống mương máng tự
               tưới tiêu; toàn huyện thành lập được 71 đội chuyên làm thủy lợi - lực lượng nòng cốt
               trong phong trào đắp đê, xây dựng cầu cống, làm thủy lợi nội đồng. Hợp tác xã Trần Phú
               (xã Nam Hòa) - một trong những hợp tác xã tiên tiến của tỉnh có nhiều thành tích trong
               công tác thủy lợi đã phát động toàn dân tự lực làm thủy lợi, đào được 13 mương lớn nhỏ,
               khoanh 4 vùng rộng trên 50 mẫu, bảo đảm đủ nước cấy hai vụ, đưa hệ số quay vòng sử
               dụng đất lên 2 lần, tự túc được lương thực, bán và nộp thuế cho Nhà nước 21 tấn...


               (1)  Đại Phong là hợp tác xã tiêu biểu cho phong trào hợp tác hóa của xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy,
               tỉnh Quảng Bình. Điển hình Đại Phong được cả miền Bắc học tập và làm bừng lên phong trào
               “Thi đua với Đại Phong”.
               (2)  Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Yên: Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Yên (1930 - 2020),
               sđd, tr.150.
   343   344   345   346   347   348   349   350   351   352   353