Page 350 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 350

350    Ñòa chí Quaûng Yeân



               tục triển khai ở 4 xã Cộng Hòa, Tiền An, Yên Giang, Hoàng Tân; tiếp đó, quý II năm
               1967, thực hiện ở khu Hà Bắc; quý III năm 1967 thực hiện ở khu Hà Nam. Qua cải tiến,
               đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã được tăng cường, nâng cao cả về năng lực và trình độ
               quản lý. Cơ sở vật chất của hợp tác xã nông nghiệp như nhà kho, sân phơi, bể lọc giống,
               máy bơm nước... được nâng cấp và tăng về số lượng. Để tránh sự cồng kềnh, chồng chéo
               trong phân công lao động sản xuất, hợp tác xã bước đầu thực nghiệm việc chuyên môn
               hóa. Mỗi hợp tác xã đều hình thành các đội chuyên trách về thủy lợi, chăn nuôi, làm
               giống... đưa kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. Để phù hợp với tình hình thực tế,
               năm 1967, huyện tiến hành điều chỉnh lại quy mô hợp tác xã nông nghiệp, từ 90 hợp
               tác xã năm 1966 hợp thành 59 hợp tác xã năm 1968, trong đó có 46 hợp tác xã bậc cao .
                                                                                                         (1)
               Năm 1973, toàn huyện có 57 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 53 hợp tác xã bậc cao .
                                                                                                         (2)
                  Để phát triển nông nghiệp, Đảng bộ huyện đã xác định thủy lợi là nhiệm vụ hàng
               đầu, trong đó đội thủy lợi của các hợp tác xã là nòng cốt trong các công trình đắp đê
               ngăn nước mặn, xây dựng cầu cống, đào mương khơi ngòi, đắp bờ vùng, bờ thửa... Trong
               3 năm (1966 - 1968), toàn huyện đã huy động hàng triệu ngày công làm các công trình
               thủy lợi, quai đê lấn biển, củng cố 270 km kè đê biển, tu bổ 40 công trình thủy lợi nhỏ,
               đào đắp hàng triệu mét khối đất, đá; hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình
               như: đắp đê ngăn nước mặn Hiệp Hòa, Liên Hòa, Khe Giá, Rộc Bồng 2, đầm Bồ Cáo; đắp
               đê Hà Nam, Hà Bắc; đắp đường trục từ Hà Nam đi Đò Chanh, Nông trường Tiền Phong
               đi Đồng Phú, Cống Vòng đi Liên Hòa...

                  Tháng 01/1970, Huyện ủy quyết định thành lập Ban Chỉ huy chiến dịch thủy lợi, củng
               cố đội thủy lợi cũ, thành lập đội thủy lợi mới. Đến cuối năm 1970, toàn huyện thành lập
               được 52 đội (tăng 20 đội so với năm 1969) với 1.700 người (tăng 724 người so với năm 1969).
               Từ ngày 12/02/1970 - 02/11/1970, huyện huy động 2 đợt làm thủy lợi với hàng nghìn lao
               động đến đào sông Hà Nam. Tỉnh cũng huy động 2 đợt (mỗi đợt trên 800 người) cán bộ,
               nhân viên cơ quan đến hỗ trợ đào sông Hà Nam và các công trình tiểu thủy nông, đê
               nước mặn. Tổng cộng đợt 1 và 2 đã làm được 267.117,31 m  đất với tổng số 18.288 công.
                                                                             3
               Năm 1971, tổng khối lượng đất đào đắp là 810.858 m , tăng 36,5% so với năm 1969 (riêng
                                                                      3
               công trình đào sông Hà Nam vượt 47%; đê nước mặn vượt 27% kế hoạch). Công trình đê
               vận tải thi công kéo dài nhiều năm, đến năm 1971 đã cơ bản hoàn thành.

                  Năm 1974, huyện hoàn thành khối lượng đào đắp đê Hà Nam với 60.000 m  đất, đê
                                                                                                  3
               Hà An với 10.000 m . Năm 1975, huyện đã tập trung lực lượng đào đắp được 428.583 m
                                                                                                          3
                                    3
               đất, xây dựng 14 cống, 3 đập, 1 hồ, 41 mương, 45 trạm bơm và kiến thiết đồng ruộng
               được 1.029 ha.
                  Cùng với công tác thủy lợi, huyện Yên Hưng tích cực đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật
               vào sản xuất. Các giống lúa mới có năng suất cao được đưa vào thay thế các giống cũ
               đã bị thoái hóa như: 813, Mộc Tuyền, Nông nghiệp 22, Nông nghiệp 5... Phong trào làm
               phân xanh, phân chuồng, nuôi bèo hoa dâu phát triển mạnh mẽ. Các biện pháp khác
               như làm đất, cấy thẳng hàng, chăm sóc thường xuyên, phòng trừ sâu bệnh cũng được


               (1)  Xem Chi cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh: Số liệu thống kê tình hình phát triển kinh tế và văn hóa
               tỉnh Quảng Ninh 1964 - 1968, tr.157-158.
               (2)  Xem Chi cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh: Tình hình phát triển kinh tế và văn hóa tỉnh Quảng Ninh
               1968 - 1973, tr.331.
   345   346   347   348   349   350   351   352   353   354   355