Page 349 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 349

Phaàn IV: Kinh teá    349



                  Trong sản xuất, các hợp tác xã chỉ đạo xã viên áp dụng các biện pháp kỹ thuật: cấy
               thẳng hàng để dễ cào cỏ, làm đất kỹ, chọn lọc giống, gieo mạ đúng kỹ thuật... Phong
               trào làm phân xanh, phân bùn, phân ủ để bón cho lúa và hoa màu được triển khai. Số
               lượng phân bón trên đồng ruộng ngày một tăng. Những giống cây mới có năng suất
               cao, khả năng thích ứng tốt với môi trường được đưa vào trồng thay cho các giống
               cây cũ... Năm 1964, tổng diện tích gieo trồng các loại cây lương thực toàn huyện là
               10.499 ha, trong đó diện tích trồng lúa 8.176 ha, khoai lang 1.478 ha, sắn 625 ha, khoai

               sọ 131 ha, ngô đạt 89 ha. Năng suất lúa bình quân đạt 19,86 tạ/ha, khoai lang 44 tạ/ha,
               sắn 38,88 tạ/ha, khoai sọ 87,83 tạ/ha, ngô 4,39 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực quy
               thóc đạt 19.423 tấn. Năm 1965, tổng diện tích gieo trồng các loại cây lương thực toàn
               huyện là 10.476 ha; trong đó, diện tích trồng lúa 8.404 ha, khoai lang 1.383 ha, sắn 524 ha,
               khoai sọ 73 ha, ngô đạt 92 ha. Năng suất lúa bình quân đạt 17,67 tạ/ha, khoai lang 35,2 tạ/ha,
               sắn 38,88 tạ/ha, khoai sọ 81,33 tạ/ha, ngô 6,8 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực quy thóc
               đạt 18.500 tấn.

                  Bên cạnh các loại cây lương thực, Huyện ủy, Ủy ban hành chính huyện Yên Hưng chỉ
               đạo mở rộng diện tích các cây công nghiệp, thực phẩm như: đậu tương, lạc, vừng, mía,
               các loại rau xanh... Năm 1965, tổng diện tích trồng cây công nghiệp, thực phẩm của
               huyện là 4.961 ha.

                  Cùng với trồng trọt, Huyện ủy Yên Hưng luôn quan tâm lãnh đạo các xã có kế hoạch
               cụ thể phù hợp với thực tế địa phương để phát triển đàn gia súc, gia cầm, chủ yếu là
               trâu bò, đàn lợn của tập thể và hộ xã viên. Tính đến năm 1965, toàn huyện có 3.232 con
               trâu, 2.480 con bò, 13.092 con lợn và hàng chục nghìn con gia cầm.

                  Từ năm 1965 - 1975

                  Nhằm đưa nông nghiệp tiến lên từng bước vững chắc, ngày 15/01/1966, Ban Thường
               vụ Huyện ủy đã họp và quyết định phải tiến hành quy hoạch lại đồng ruộng theo vùng
               trong thời gian 3 tháng, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo phân vùng kinh tế, gồm 58
               cán bộ. Sau khi được thành lập, Ban Chỉ đạo phân vùng kinh tế đã tiến hành tìm hiểu,
               nghiên cứu tình hình, đặc điểm cụ thể từng nơi, lên phương án khoanh vùng, rồi thông
               qua cấp ủy hoàn chỉnh phương án quy hoạch đồng ruộng mới.

                  Ngày 07/4/1967, Ban Chấp hành Đảng bộ họp quyết định tiến hành cuộc vận động
               “Cải tiến quản lý hợp tác xã nông nghiệp” (bước 2). Phương pháp tiến hành là “đánh
               nhỏ, ăn chắc”, cải tiến từng vùng, chuẩn bị đội ngũ, phát động tư tưởng xã viên, sau đó
               làm thí điểm ở xã Biểu Nghi, rút kinh nghiệm rồi thực hiện trong toàn huyện. Nội dung
               của cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã ở Yên Hưng là hợp nhất các hợp tác xã nhỏ

               bậc thấp thành hợp tác xã bậc cao; làm thủy lợi khoanh vùng đồng ruộng; vận động dân
               đi khai hoang; thực hiện ba khoán .
                                                    (1)
                  Sau khi tổng kết, rút kinh nghiệm làm thí điểm ở Hợp tác xã Biểu Nghi, huyện tiếp


               (1)  Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Yên: Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Yên (1930 - 2020), sđd,
               tr.169-170.
   344   345   346   347   348   349   350   351   352   353   354