Page 352 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 352
352 Ñòa chí Quaûng Yeân
cói, vụ mùa tận dụng cấy... Trên cơ sở phân vùng quy hoạch lương thực - thực phẩm,
Ban Thường vụ xác định biện pháp tăng sản lượng lương thực là vừa thâm canh, vừa
mở rộng diện tích với tinh thần tự lực” .
(1)
Thượng tướng Hoàng Văn Thái về thăm công trường quai đê lấn biển Sông Khoai năm 1976
(Ảnh: tư liệu)
Những năm đầu khi đất nước thống nhất, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện
gặp rất nhiều khó khăn: vụ chiêm xuân năm 1976 rét đậm kéo dài khiến 340,18 ha lúa
bị chết, vụ mùa tiếp tục bị hạn hán nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến năng suất, sản
lượng cây trồng. Năm 1978, cơn bão lớn nhất trong vòng 80 năm đổ bộ vào Yên Hưng
gây thiệt hại lớn cho sản xuất. Ngoài ra, huyện Yên Hưng còn phải điều động một lực
lượng lớn nhân lực làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, khai hoang, rào biên giới phía Bắc.
Trước tình hình đó, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các
hợp tác xã trồng thêm các loại cây lương thực như ngô, khoai lang, sắn..., huy động nhân
dân tiến hành dọn lòng hồ Yên Lập để trồng màu và rau muống... Với những biện pháp
tích cực đó, đến năm 1980, sản lượng khoai lang đạt 2.590 tấn (tăng 745 tấn), ngô đạt
151 tấn (tăng 89 tấn), rau xanh đạt 7.052 tấn. Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt
10.736 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 14,66 kg/tháng. Từ năm 1976 - 1980,
huyện hoàn thành 4.018 tấn lương thực với Nhà nước.
Sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn
nuôi. Trong những năm 1975 - 1976, chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện có
chiều hướng giảm. Trước tình hình đó, Huyện ủy đã thực hiện một số cơ chế, chính sách
khuyến khích người chăn nuôi như dành 2% tiền bán lợn, 50% màu chia cho xã viên
(1) Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Yên: Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Yên (1930 - 2020),
sđd, tr.218.