Page 363 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 363
Phaàn IV: Kinh teá 363
Từ năm 2011 - 2023
Năm 2011, thị xã Quảng Yên được thành lập trên cơ sở toàn bộ dân số và diện tích
tự nhiên của huyện Yên Hưng. Sau khi được thành lập, cấp ủy, chính quyền thị xã tiếp
tục triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa.
Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành
Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Quyết định số 899/QĐ-TTg
ngày 10/6/2013 của Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cùng các kế hoạch, quyết định,
đề án... của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về phát triển ngành nông nghiệp, Ủy
ban nhân dân thị xã Quảng Yên xây dựng một số đề án phát triển nông nghiệp như: Đề
án phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
thị xã Quảng Yên giai đoạn 2021 - 2025, lồng ghép nhiệm vụ phát triển nông nghiệp
vào trong Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020, Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030...
Với mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm
tăng giá trị và năng suất sản phẩm, Thị ủy, Ủy ban nhân dân thị xã tập trung chỉ đạo,
lãnh đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo từng lĩnh vực. Lĩnh vực trồng trọt được quy
hoạch xây dựng thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung với các sản phẩm chủ lực là:
lúa, rau màu và hoa; lĩnh vực chăn nuôi được quy hoạch phát triển theo hướng sản xuất
tập trung; thủy lợi được triển khai thực hiện lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới; chủ động phát triển các loại cây, con giống có giá trị kinh
tế cao và đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Thực hiện tái cơ cấu ngành
nông nghiệp trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn là bước tiến quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của
thị xã, đồng thời là tiền đề quyết định đến việc nâng cao thu nhập cho người nông dân
ở khu vực nông thôn.
Để phát triển trồng trọt theo hướng sản xuất tập trung, Ủy ban nhân dân thị xã đã
tập trung chỉ đạo xây dựng cánh đồng mẫu lớn tại Sông Khoai, Phong Cốc và Liên Vị,
vùng trồng lúa tập trung, vùng sản xuất rau an toàn và vùng sản xuất hoa, cây cảnh.
Cùng với xây dựng khu sản xuất tập trung, áp dụng thâm canh tăng vụ để đảm bảo an
ninh lương thực, việc cơ giới hóa các khâu làm đất, chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch được
các hộ sản xuất áp dụng, các hợp tác xã nông nghiệp tiếp tục đóng vai trò quan trọng
trong việc cung cấp giống, vật tư nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, phòng
trừ sâu bệnh cho cây trồng, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường và tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế cho các thành viên. Một số hợp tác
xã dịch vụ nông nghiệp như Cẩm La, Liên Vị 2, Liên Hòa 3, Hoa Sen... đã phát huy được
lợi thế, đưa một số dịch vụ mới như: dịch vụ máy gặt đập liên hợp, ứng dụng thâm canh
trồng lúa chất lượng cao, sử dụng công nghệ cao... vào sản xuất.
Từ năm 2011 - 2022, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng đã
tác động không nhỏ đến không gian sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp
(trong đó có đất trồng trọt) bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phục vụ