Page 378 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 378

378    Ñòa chí Quaûng Yeân



               đầu tư sản xuất, tăng thêm các sản phẩm từ rừng. Thành công của dự án đã góp phần
               không nhỏ vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo trong nông thôn, giúp các hộ gia đình từng
               bước làm giàu từ rừng, từ trang trại.
                  2.3. Lâm nghiệp từ năm 2000 - 2023

                  Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, Đảng ta chủ trương phát huy sức mạnh toàn
               dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển toàn diện
               nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch. Trong đó, ngành
               lâm nghiệp được các cấp chính quyền quan tâm hơn, vận động nhân dân chuyển đổi
               cơ cấu cây trồng, tận dụng diện tích đất đồi, vườn có thể trồng cây để đưa vào trồng
               cây ăn quả, phát triển cây đặc sản. Trong năm 2000, toàn huyện trồng được 161,8 ha
               rừng tập trung (trong đó có 147 ha rừng ngập mặn, 14 ha thông nhựa), 65 ha cây ăn
               quả, 150.000 cây phân tán . Ngày 16/5/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số
                                           (1)
               12/2003/CT-TTg về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng. Là
               huyện đầu tiên của tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo
               các ngành phối hợp, thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng: quản lý, giữ gìn môi trường
               sinh thái cho khu vực lòng hồ Yên Lập, triển khai công tác giáo dục, tuyên truyền kết
               hợp với những biện pháp kiên quyết để giải quyết những vấn đề cấp bách ở địa phương.
               Đến năm 2004, trên địa bàn huyện Yên Hưng có 5.853,2 ha rừng và đất lâm nghiệp,
               trong đó có 2.243,9 ha rừng tự nhiên, 3.609,2 ha rừng trồng và 510,3 ha đất trống không
               có rừng . Cùng với trồng rừng, công tác bảo vệ rừng cũng được cấp ủy, chính quyền,
                       (2)
               các ngành trong hệ thống chính trị của huyện quan tâm. Từ năm 2005 - 2010, để chủ
               động trong công tác phòng cháy, chữa cháy, giảm bớt thiệt hại tới mức thấp nhất khi có
               cháy rừng xảy ra, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng cháy
               chữa cháy, thành lập tổ kiểm lâm cơ động được đào tạo, huấn luyện và trang bị phương
               tiện, thiết bị cần thiết, thường xuyên tuần tra, canh gác, nhất là tại các vùng trọng điểm
               có rừng thông. Các xã có rừng như: Hoàng Tân, Tân An, Sông Khoai, Đông Mai, Minh
               Thành thành lập các tổ xung kích từ 8 đến 12 người chuyên bảo vệ rừng. Khi có cháy lan
               rộng, các địa phương chủ động phối hợp cùng các chủ rừng và các đơn vị bộ đội đóng quân
               trên địa bàn (Tiểu đoàn 15, 16, 20 thuộc Sư đoàn 395) kịp thời thực hiện các biện pháp
               chữa cháy. Tại các thôn có rừng và gần rừng trọng điểm như: thôn Yên Lập, Cát Thành,
               Lâm Sinh I, Lâm Sinh II thuộc xã Minh Thành; thôn Mai Hòa, Trại Thành thuộc xã
               Đông Mai; xóm 1, 2, 3, 4 thuộc xã Hoàng Tân thành lập các tổ bảo vệ, phòng cháy chữa
               cháy rừng từ 4 đến 6 người. Các tổ có nhiệm vụ tuần tra, khi có cháy nhanh chóng báo
               cho Ủy ban nhân dân xã và các lực lượng chức năng, tích cực huy động nhân dân cùng
               tham gia công tác chữa cháy.

                  Những năm 2006 - 2010, chính quyền huyện Yên Hưng đẩy mạnh công tác quản lý,
               bảo vệ và phát triển vốn rừng, nhất là rừng phòng hộ và rừng ngập mặn ven biển. Với

               (1)  Huyện ủy Yên Hưng: Báo cáo tổng kết công tác năm 2000; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công
               tác năm 2001, tr.2.
               (2)  Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng: Báo cáo sơ kết thực hiện Chỉ thị 12/2003/CT-TTg của Thủ
               tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng và tổng kết
               công tác PCCCR - Quản lý bảo vệ rừng mùa hanh khô 2003 - 2004; phương hướng, nhiệm vụ mùa
               hanh khô 2004 - 2005, tr.6.
   373   374   375   376   377   378   379   380   381   382   383