Page 373 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 373

Phaàn IV: Kinh teá    373



               có nhiều cánh rừng cổ . Những bãi cọc được phát hiện và khai quật (bãi cọc Yên Giang,
                                      (1)
               bãi cọc Đồng Vạn Muối và bãi cọc Đồng Má Ngựa) được xác định gắn với trận đánh quân
               Nguyên - Mông của quân và dân Nhà Trần năm 1288 với nhiều cọc bằng gỗ lim, táu,
               chò chỉ, chò nâu, dẻ đỏ... là minh chứng cho sự đa dạng của các loài sinh vật trên mảnh
               đất Quảng Yên giai đoạn đó.
                  Dưới Triều Nguyễn, các sản vật vùng Yên Hưng được nhắc đến trong Đồng Khánh
               địa dư chí gồm: gỗ có ba loại gỗ sắc có tiếng (lim, sến, táu), tre, nứa . Còn nhựa thông ở
                                                                                     (2)
               xã Yên Lập, huyện Yên Hưng (nay thuộc phường Minh Thành, thị xã Quảng Yên) được
               liệt kê vào mục thổ sản trong Đại Nam nhất thống chí.

                  Cuối thế kỷ XIX, để khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã tiến hành trồng rừng
               thông nhựa tại Quảng Ninh. Đây là một loại cây đặc sản được dùng để chế tác dầu thông
               và tùng hương. Không chỉ người Pháp mà người Nhật cũng là khách hàng ưa chuộng
               những sản phẩm này. Năm 1932, trong bản “Tiểu dẫn về tỉnh Quảng Yên” do quan Bố
               chánh địa phương ký xác nhận đã nêu rõ việc trồng thông hầu như tập trung trong 3 hạt
               lâm nghiệp: Hòn Gai, Uông Bí, Yên Lập. Tại Yên Hưng và Hoành Bồ, những làng ở rìa
               rừng thông được phép trích nhựa thông theo tiền tô trung bình hằng tháng. Trong năm
               1931 đã khai thác được 603.720 kg nhựa từ 156.563 cây thông mà người Pháp trồng
               trước đó nhiều năm .
                                    (3)
                  Người Pháp không trực tiếp quản lý nhân công trồng rừng mà tổ chức trồng rừng qua
               thầu khoán, sau đó nghiệm thu thanh toán cho chủ thầu. Để phát triển rừng thông, tại
               Quảng Yên, thực dân Pháp đã cho xây dựng vườn ươm Miếu Công (nay thuộc phường
               Minh Thành) cung cấp cây giống cho các địa phương trong khu vực.

                  Về quản lý, chính quyền thực dân quy định rõ rừng và đất rừng là tài sản của Nhà
               nước bảo hộ Pháp. Chính quyền thực dân đã thành lập các cơ quan và ban hành quy định
               bảo vệ rừng để khai thác lâu dài. Hệ thống bảo vệ rừng được tổ chức đến cấp làng xã,
               các vụ tàn phá rừng trái phép được xử lý nghiêm, trước hết xử lý người chịu trách nhiệm
               trực tiếp bảo vệ rừng tại làng xã, sau mới đến đương sự.
                  Giai đoạn 1945 - 1954 gắn với thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Suốt một
               thời kỳ dài an ninh chính trị - xã hội rất phức tạp, việc trồng, bảo vệ rừng tại Quảng
               Yên chỉ mang tính nhỏ lẻ, tự phát, việc cung cấp lâm sản chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu
               của nhân dân trong khu vực, việc buôn bán lâm sản với quy mô lớn theo kế hoạch nhà
               nước hầu như không có.
                  2. Lâm nghiệp từ năm 1955 đến nay

                  2.1. Từ năm 1955 - 1986

                  Sau khi hòa bình lập lại, thực hiện kế hoạch phát triển lâm nghiệp, tỉnh Quảng Ninh
               nói chung và huyện Yên Hưng nói riêng bước vào thời kỳ trồng rừng theo kế hoạch tập
               trung với mục tiêu xây dựng 2 lực lượng:


               (1)  Lê Đồng Sơn: “Quảng Yên, trung tâm văn hóa vùng Đông Bắc trong lịch sử”, Đô thị Quảng Yên,
               truyền thống và định hướng phát triển, sđd, tr.137.
               (2)  Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin: Đồng khánh địa
               dư chí, sđd, tr.415.
               (3)  Xem Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Địa chí Quảng Ninh, tập 2, sđd, tr.280.
   368   369   370   371   372   373   374   375   376   377   378