Page 375 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 375
Phaàn IV: Kinh teá 375
nghiệp, tạo điều kiện cho các hợp tác xã và hộ gia đình đã chuyển hướng sản xuất, kinh
doanh nghề rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kết hợp trồng cây ăn quả với cây lấy gỗ
và cây bóng mát.
Lực lượng nhân dân
Cùng với việc tổ chức lực lượng quốc doanh, huyện Yên Hưng còn chú trọng huy động
các lực lượng nhân dân trồng rừng. Từ những ngày đầu mới tiếp quản, các địa phương
đã vận động nhân dân trồng rừng với chính sách Nhà nước cung cấp cây giống. Năm
1955, Đảng bộ và chính quyền đã vận động nhân dân vùng Hà Nam - Yên Hưng trồng
được 30 triệu cây nước mặn bảo vệ đê biển.
Tháng Giêng năm 1958, Đoàn Thanh niên Lao động (nay là Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh) khu Hồng Quảng đã huy động thanh niên và đoàn viên trồng hàng
chục héc-ta thông nhựa, thông mã vĩ tại khu đồi trọc thôn Động Linh gần Km11 thuộc
xã Đông Mai, huyện Yên Hưng. Khu vực đồi thông do thanh niên trồng được nối liền với
vùng rừng quốc doanh trồng tại Km9 đường đi Quảng Yên. Năm 1965, Đảng bộ và nhân
dân Yên Hưng vinh dự được đón Bác về thăm. Trên đường về Uông Bí, Bác dừng chân
tại đồi thông Yên Lập (thuộc xã Minh Thành). Tại đây, Bác gặp gỡ, thăm hỏi, động viên
nhân dân: “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý” . Lời căn
(1)
dặn của Người đã trở thành động lực để quân và dân địa phương đồng sức, đồng lòng
trồng cây, phủ xanh đồi trọc.
Từ năm 1962, huyện Yên Hưng tích cực hưởng ứng phong trào trồng cây gây rừng
do tỉnh Quảng Ninh phát động theo phương châm “4 tự, 4 tốt” (4 tự gồm: tự tìm giống,
tự gieo ươm, tự trồng, tự chăm sóc bảo vệ; 4 tốt là: hợp tác xã có quy hoạch tốt, có đội
ngũ chuyên trách tốt, có vườn ươm tốt, trồng và chăm sóc bảo vệ tốt). Chính quyền các
địa phương có chính sách khuyến khích đối với các lực lượng ngoài quốc doanh tham
gia trồng rừng. Đầu năm 1966, huyện đã có hơn 1 mẫu 8 sào vườn ươm, nhân dân đào
được 4.172 hố, trồng 960 cây lấy gỗ và 2.000 cây dừa . Do có chính sách khuyến khích
(2)
phù hợp, đến cuối thập niên 70 và những năm đầu thập niên 80, tại Yên Hưng, các hợp
tác xã đã có quy hoạch trồng cây, trong đó Hợp tác xã Động Linh đã phấn đấu đuổi kịp
và vượt các hợp tác xã khác trong tỉnh. Yên Hưng trở thành huyện cơ bản phủ xanh đồi
trọc trên địa bàn.
Thực hiện kế hoạch trồng rừng tập trung, Yên Hưng đã huy động sức mạnh của nhân
dân, góp phần hình thành nên những cánh rừng, phát huy được tác dụng của rừng
phòng hộ, cung cấp lâm sản cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Rừng trồng trong giai
đoạn này chủ yếu gồm các loại:
- Rừng nước mặn: được trồng ở phía Đông huyện cùng với rừng nước mặn tự nhiên
để chắn sóng bảo vệ đê biển.
- Rừng ven biển: chủ yếu là rừng phi lao được trồng tại các bãi cát ven biển như tại
Tiền An, Hoàng Tân.
(1) Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Yên: Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Yên (1930 - 2020),
sđd, tr.161.
(2) Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Yên: Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Yên (1930 - 2020),
sđd, tr.174.