Page 370 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 370

370    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  Có thể thấy, hoạt động chăn nuôi ở Quảng Yên từ năm 2011 - 2023 có những chuyển
               biến rõ rệt về phương thức sản xuất, từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia trại, trang trại
               theo hướng sản xuất hàng hóa. Mặc dù chưa có bước phát triển vượt bậc nhưng lĩnh vực
               chăn nuôi vẫn luôn giữ tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.
                  3. Định hướng phát triển nông nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên thời
               gian tới

                  Trong những năm qua, ngành nông nghiệp của thị xã phát triển theo hướng sản xuất
               hàng hóa. Mặc dù tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm nhưng giá trị sản
               xuất toàn ngành tăng bình quân 3,5%/năm (giai đoạn 2015 - 2020) và tiếp tục đóng vai trò
               quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thị xã. Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện
               đại hóa, ngành nông nghiệp của thị xã cũng đứng trước nhiều thách thức, quỹ đất dành
               cho nông nghiệp bị giảm, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang
               lao động phi nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp chưa có tính liên kết cao nên khó cạnh
               tranh trên thị trường... Do đó, để nâng cao hơn nữa giá trị sản xuất ngành nông nghiệp,
               nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, Thị ủy, Ủy ban nhân dân thị xã chủ trương:

                  Xây dựng, ban hành các chủ trương, đề án, chính sách để phát triển nông nghiệp; tiếp
               tục chỉ đạo, phối hợp với các ban, ngành, cơ quan chuyên môn, các tổ chức hỗ trợ người
               dân trong sản xuất như: vay vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tìm kiếm đầu ra cho
               các sản phẩm...
                  Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao chất
               lượng và sản lượng sản phẩm nông nghiệp, gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng
               nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; tiếp tục ứng dụng khoa học công nghệ
               vào sản xuất để tăng năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi; phấn đấu đến năm
               2025, giá trị ngành nông nghiệp tăng bình quân 2%/năm, tỷ trọng ngành nông nghiệp
               chiếm 6% trong cơ cấu kinh tế. Đối với các sản phẩm OCOP, phát triển và nâng cao giá trị
               các sản phẩm OCOP theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng
               công nghệ vào sản xuất nhằm gia tăng sản lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm.

                  Trong trồng trọt và thủy lợi:

                  Tập trung phát triển hệ thống sản xuất công nghệ cao, sạch, công nghệ hữu cơ, sử
               dụng các loại giống cây trồng có năng suất cao nhằm nâng cao năng suất, sản lượng
               và giá trị cây trồng; xây dựng các hoạt động logistics trong nông nghiệp, hình thành
               các vùng nông nghiệp phục vụ du lịch tại các xã, phường như: Tiền An, Tân An, Minh
               Thành, Nam Hòa... Đối với vùng nông nghiệp công nghệ cao, cần phát triển hệ thống
               nhà lưới, nhà kính, xây dựng các cơ sở sơ chế, chế biến tinh gắn với sản xuất nông
               nghiệp công nghệ cao, hình thành trung tâm dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao
               như vườn thực nghiệm, đào tạo tập huấn và chuyển giao kỹ thuật, cung cấp nguyên vật
               liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

                  Đẩy nhanh và nhân rộng mô hình “liên kết sản xuất” gắn với bảo quản, chế biến và
               tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, áp dụng các biện pháp thâm canh theo mô hình
               VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ..., tiếp tục phát triển các hợp tác xã dịch vụ, tổ hợp tác liên
               kết, sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm.
   365   366   367   368   369   370   371   372   373   374   375