Page 69 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 69
Phaàn I: Ñòa lyù töï nhieân, ñòa lyù haønh chính vaø daân cö 69
ích như: bọ dừa, bọ hung. Ngoài ra có một số loài côn trùng được người dân thuần dưỡng
và nuôi tại nhà để phục vụ đời sống và phát triển kinh tế như: ong mật...
2.1.4. Giun
Giun thuộc nhóm động vật không xương sống với đại diện chủ yếu là giun đất. Giun đất
thường sống ở khu vực đất ẩm ướt, ruộng đồng, nơi có nhiều mùn hữu cơ. Trong sản xuất
nông nghiệp, giun đất đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho đất tơi xốp, tăng độ phì
nhiêu của đất. Ngoài ra, giun đất còn là thức ăn của một số loài gia cầm như: gà, vịt, ngan...
2.2. Động vật dưới nước
2.2.1. Động vật không xương sống
Khu vực nước ngọt là nơi sinh sống của một số loài động vật không xương sống như
tôm càng xanh, cua đồng, ốc... Trong môi trường tự nhiên, những loài động vật này
thường sống ven các sông, suối, đồng ruộng ngập nước.
Vùng triều, nước lợ là môi trường sinh sống của một số loài hải sản có giá trị như cua
bể, hàu, sò huyết, tôm, ngao, ngán... Có khoảng 10 loài tôm có giá trị kinh tế cư trú ở
(1)
vùng nước ven bờ, trong đó các cánh rừng ngập mặn là nơi cư trú của ấu trùng tôm và
tôm con. Trong hệ thống các đầm nuôi thủy sản, tôm sú, tôm rảo, tôm he chân trắng là
những đối tượng chính trong nhóm động vật không xương sống được nuôi trồng.
Vùng nước mặn với các loài có giá trị kinh tế cao thuộc lớp giun biển như: sá sùng, tôm
he, tôm sú...; bộ mái chèo có cua biển, ghẹ...; lớp biên nang có các loài trong họ sò như: sò
huyết, sò lông...; lớp phún túc với các họ cho sản phẩm xuất khẩu như: mực, bạch tuộc...
Các loài động vật thuộc nhóm không xương sống là những loài có giá trị dinh dưỡng
và kinh tế cao. Khai thác hiệu quả và hợp lý các nguồn lợi cũng như phát triển các mô
hình nuôi trồng thủy sản vừa góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho hộ gia
đình, vừa bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản.
2.2.2. Động vật nhuyễn thể
Động vật nhuyễn thể (động vật thân mềm) có cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở
và nâng đỡ. Động vật nhuyễn thể ở Quảng Yên thuộc họ ốc và họ trai, một số loài thân
mềm được khai thác làm nguồn thực phẩm như: ốc, trai nước ngọt, hến...
2.2.3. Động vật có xương sống
Động vật có xương sống với đại diện tiêu biểu là các loài cá. Ở Quảng Yên có khoảng
80 loài cá nước ngọt , trong đó có một số loài được người dân thuần hóa và nuôi trong
(2)
các ao, hồ như cá rô phi, cá trôi, cá trắm... Thị xã Quảng Yên có một số loài cá nước ngọt
như cá mòi cờ hoa và cá chuối hoa có trong Sách đỏ Việt Nam (2007). Hầu hết các loài
động vật nước ngọt đều có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được nhiều hộ dân đưa vào
nuôi để phát triển kinh tế.
(1) Xem Nguyễn Văn Quân: “Đa dạng sinh học vùng biển ven bờ huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh:
Tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương”, Đô thị Quảng Yên, truyền thống và định hướng phát
triển, sđd, tr.388.
(2) Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên: Báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Quảng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tr.66.