Page 68 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 68
68 Ñòa chí Quaûng Yeân
2.1.2. Lớp chim
Các loài chim tự nhiên
Vùng bãi triều, ven rừng ngập mặn và trên các thảm cỏ nước là nơi sinh sống của
nhiều loài chim nước, đặc biệt là các loài chim sống ở phương Bắc di cư đến trú đông.
Có khoảng 121 loài chim nước được phát hiện ở Quảng Yên. Trước đây, khu vực các
(1)
ao đầm, thảm rừng ngập mặn ở Tiền An, Yên Giang, Đầm Nhà Mạc là nơi tập trung số
lượng lớn các đàn chim như: cò trắng, cò lửa, bìm bịp, vạc, sếu, sâm cầm, cò thìa... đến
sinh sống, trong đó cò thìa là loài động vật thuộc bậc EN (nguy cấp) trong Sách đỏ Việt
Nam (2007) và bậc EN (nguy cấp) trong Danh lục đỏ của IUCN (2016) . Tuy nhiên,
(2)
trong những năm gần đây, việc săn bắn quá mức đã làm suy giảm số lượng bầy đàn chim
và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cân bằng hệ sinh thái ven bờ biển Quảng Yên.
Khu vực đồng nội và đồi núi ven biển là nơi sinh sống của nhiều loài chim có giá trị
làm cảnh như: vành khuyên, sơn ca, chào mào, sáo... Số lượng các loài chim này trong
môi trường tự nhiên có xu hướng giảm dần do săn bắt thiếu kiểm soát.
Ngoài ra, trên địa bàn Quảng Yên còn có một số loài chim có giá trị giúp ích cho cân
bằng hệ sinh thái nông nghiệp, tiêu diệt một số loài côn trùng có hại cho cây trồng như:
chim sâu, chích bông...
Các loài gia cầm
Các loài gia cầm phổ biến ở Quảng Yên gồm: gà, vịt, ngan, ngỗng, chim bồ câu, chim
cút... Đây là những loài có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, được nuôi để lấy
trứng, lấy thịt, phục vụ nhu cầu sử dụng hằng ngày của hộ gia đình hoặc phát triển kinh
tế trang trại. Ngoài ra có một số loài được nuôi làm sinh vật cảnh.
2.1.3. Lớp bò sát, lưỡng cư và côn trùng
Ở Quảng Yên đã phát hiện được trên 20 loài bò sát thuộc 2 bộ rùa và bộ có vảy với một
số đại diện như: ba ba, rùa vàng, thằn lằn, thạch sùng, tắc kè... Hầu hết các loài động
vật bò sát đều có giá trị kinh tế, một số loài được sử dụng làm dược liệu và không gây
hại cho mùa màng, con người, trừ những loài bò sát có nọc độc gây nguy hiểm cho con
người như: rắn hổ mang, rắn lục... Các loài bò sát đa số sống trong môi trường tự nhiên,
tuy nhiên do môi trường sống bị thay đổi, nhiều loài bị săn bắt nên số lượng cá thể loài
có nguy cơ bị suy giảm.
Lớp lưỡng cư ở Quảng Yên thuộc bộ không đuôi với một số họ như: họ cóc, họ nhái và
họ ếch. Phần lớn các loài lưỡng cư sống trong môi trường tự nhiên và là thiên địch của
một số loài côn trùng gây hại cho mùa màng, góp phần cân bằng hệ sinh thái.
Lớp côn trùng thuộc nhóm động vật không xương sống với một số loài như: châu chấu,
cào cào, bọ cánh cứng... Đa số các loài côn trùng này đều ít nhiều gây hại cho mùa màng
và sức khỏe con người như: châu chấu, cào cào, muỗi... Tuy nhiên vẫn có một số loài có
(1) Xem Nguyễn Văn Quân: “Đa dạng sinh học vùng biển ven bờ huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh:
Tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương”, Đô thị Quảng Yên, truyền thống và định hướng phát
triển, sđd, tr.387.
(2) Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh: Báo cáo tổng hợp quy hoạch bảo tồn đa dạng
sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quảng Ninh, tr.115.