Page 67 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 67
Phaàn I: Ñòa lyù töï nhieân, ñòa lyù haønh chính vaø daân cö 67
khả năng bồi lắng, góp phần giữ chất dinh dưỡng và tạo môi trường sống cho các loài
thủy sản ven bờ.
Hệ thực vật ngập mặn ở Quảng Yên có 17 loài chủ yếu và 36 loài tham gia cùng hơn
88 loài di cư vào vùng rừng ngập mặn , tập trung ở khu vực Đầm Nhà Mạc, Hoàng Tân,
(1)
Hà An. Thực vật ngập mặn phát triển thành rừng với những cây ngập mặn mang đặc
trưng của vùng Đông Bắc Việt Nam như sú vẹt dù, trang, mắm, giá... Sự phát triển các
loài thực vật được phân đới rõ trong từng khu vực:
Trảng cây bụi rậm cao trung bình với đại diện như đâng, sú vẹt phân bố ở khu vực
nước ngập triều trung bình, ven cửa sông.
Trảng cây bụi rậm thấp phân bố ở ven bờ nơi nước ngập nông với quần xã ưu thế nhất
là sú vẹt, cóc. Hầu hết là cây bụi hoặc thân gỗ.
Trảng cây bụi thấp thưa, mọc rải rác với các loại cây bụi thấp còn sót lại trên dải ven
bờ. Tuy nhiên hiện nay, một phần trảng cây bụi rậm bị chặt phá để làm đầm nuôi thủy
hải sản .
(2)
Đa dạng sinh học thực vật là thành tố quan trọng của đa dạng sinh học, cơ sở để hình
thành nên sinh cảnh, môi trường và nguồn thức ăn cho nhiều nhóm sinh vật khác.
2. Động vật
Hệ động vật là tổ hợp của tất cả động vật sinh sống trong một lãnh thổ và trong một
thời kỳ xác định, gồm động vật trên cạn và động vật dưới nước.
2.1. Động vật trên cạn
2.1.1. Lớp thú
Lớp thú ở Quảng Yên chủ yếu thuộc bộ gặm nhấm, bộ chuột chù, bộ guốc chẵn và bộ
ăn thịt, trong đó đa số động vật thuộc bộ guốc chẵn và bộ ăn thịt được con người thuần
hóa và nuôi trong gia đình.
Bộ gặm nhấm chủ yếu thuộc các loài họ chuột như: chuột nhà, chuột rừng, chuột
nhắt, chuột đồng. Hầu hết các loài chuột trong bộ gặm nhấm đều gây hại cho mùa màng
và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.
Bộ chuột chù với đại diện duy nhất là chuột chù (họ chuột chù). Thức ăn chính của
loài chuột chù là sâu bọ, côn trùng và các loại hạt. Trong sản xuất nông nghiệp, chuột
chù là thiên địch của nhiều loài côn trùng, sâu bệnh gây hại cho mùa màng. Trong
đời sống, chuột chù gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của con
người như cắn phá đồ đạc, chất thải của chuột gây ảnh hưởng đến chất lượng không
khí trong nhà.
Bộ guốc chẵn và bộ ăn thịt với một số loài đã được con người thuần hóa như lợn, trâu,
bò, chó, mèo... Phần lớn chúng được nuôi để làm cảnh, trông nhà và bắt chuột như: chó,
mèo; lấy thịt và sức kéo như: lợn, trâu, bò...
(1) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên: Báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Quảng Yên
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tr.65.
(2) Xem Nguyễn An Thịnh, Trần Văn Trường, Dư Vũ Việt Quân: “Yếu tố lãnh thổ và các nguồn lực
tự nhiên huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh”, Đô thị Quảng Yên, truyền thống và định hướng phát
triển, sđd, tr.406.