Page 70 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 70

70    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  Ở khu vực vùng triều, nước lợ có khoảng 81 loài cá biển được ghi nhận với một số
                                                                                              (1)
               loài có giá trị thương phẩm cao như: cá tráp vây vàng, cá chai, cá khoai, cá vược... Đây
               là những đối tượng khai thác của nghề cá vùng cửa sông ven biển. Đối với nghề nuôi cá
               nước lợ trong các hồ, đầm vùng bãi triều ven biển được khai phá với mục đích nuôi trồng
               thủy sản, một số loài được nuôi truyền thống như: cá rô phi, cá vược...
                  Khu vực nước mặn ở Quảng Yên ghi nhận khoảng 15 bộ cá là nơi sinh sống của nhiều
               loài cá biển như: cá chim, cá thu, cá nhụ... Đây là những loài cá biển cho giá trị kinh tế
               cao và được ưa chuộng trên thị trường.

                  Vùng biển Quảng Yên còn là nơi sinh sống của một số loài động vật phù du và động
               vật đáy. Động vật phù du là những loài động vật sống trôi nổi trong biển, đại dương, có
               kích thước cơ thể khác nhau, có loài có kích thước lớn, có loài nhỏ. Nhóm động vật phù
               du ở Quảng Yên gồm một số ngành như: chân khớp, hàm tơ, thân mềm... Động vật đáy ở
               vùng biển Quảng Yên có khoảng 368 loài . Nhóm sinh vật này chuyên sống ở đáy biển
                                                           (2)
               với một số đại diện như: động vật thuộc ngành ruột khoang, thân mềm...
                  Có thể thấy, Quảng Yên có sự đa dạng về nguồn tài nguyên động, thực vật, bao gồm
               cả động, thực vật trên cạn và dưới nước. Sự đa dạng về sinh vật giúp cân bằng hệ sinh
               thái, đồng thời tạo môi trường sống cho nhiều loài động, thực vật. Tuy nhiên, trong quá
               trình khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người đã tác động làm thay đổi quần
               thể động, thực vật. Nhiều loài động vật bị biến mất, suy giảm số lượng chủng loài và cá
               thể loài do săn bắt quá mức và mất nơi cư trú.

                  Nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, Ủy ban nhân dân
               thị xã đã xây dựng, triển khai các kế hoạch, đề án bảo tồn đa dạng sinh học, khuyến
               khích, kêu gọi người dân không săn bắt bừa bãi, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên,
               phát triển nuôi trồng thủy sản ven bờ tại các vùng đã được quy hoạch, quy hoạch phát
               triển một số vùng đất ngập mặn. Đối với vùng rừng ngập mặn, bãi triều, thảm cỏ biển
               cần quản lý theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, tiến tới xã hội hóa công tác
               bảo tồn, đồng thời trồng thêm cây xanh, trồng rừng ngập mặn để tạo cảnh quan và nơi
               cư trú cho các loài sinh vật.

                  VIII. Tài nguyên biển
                  Tài nguyên biển bao gồm nguồn tài nguyên sinh vật, phi sinh vật có trong lòng biển,
               đại dương như sinh vật dưới biển, nước, thủy triều...

                  1. Đặc điểm vùng biển Quảng Yên

                  Thị xã Quảng Yên có trên 30 km đường bờ biển, 12.000 ha bãi triều nằm trong vùng
               cửa sông Bạch Đằng và nhiều con sông lớn đổ ra biển như Sông Chanh, Sông Rút,
               sông Bến Giang, sông Bình Hương, tạo điều kiện thuận lợi cho sự lắng đọng phù sa và
               phát triển bãi bồi ven biển.

               (1)  Nguyễn Văn Quân: “Đa dạng sinh học vùng biển ven bờ huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh: Tiềm
               năng phát triển kinh tế của địa phương”, Đô thị Quảng Yên, truyền thống và định hướng phát triển,
               sđd, tr.388.
               (2)  Xem Nguyễn Văn Quân: “Đa dạng sinh học vùng biển ven bờ huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh:
               Tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương”, Đô thị Quảng Yên, truyền thống và định hướng phát
               triển, sđd, tr.385.
   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75