Page 865 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 865
Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng 865
V. Phường Nam Hòa
1. Địa lý tự nhiên
Phường Nam Hòa nằm cách trung tâm thị xã Quảng Yên 1 km về phía Nam; phía
Đông giáp xã Cẩm La, phía Tây giáp sông Bạch Đằng, phía Nam giáp phường Yên Hải,
phía Bắc giáp phường Quảng Yên và Sông Chanh.
Phường có tổng diện tích tự nhiên 918,6 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp
553,95 ha, đất phi nông nghiệp 359,84 ha, đất chưa sử dụng 4,81 ha. Địa hình phường
Nam Hòa không bằng phẳng, khu vực đất cao chiếm 60% diện tích, còn lại là khu vực
đất trung bình và thấp, vì thế ruộng đất cũng phân bố theo các dạng địa hình gồm:
cao, trung bình và trũng. Trên địa bàn có hệ thống sông ngòi và các tuyến kênh mương
trải rộng trên khắp cánh đồng làm nhiệm vụ tiêu thủy, phục vụ đi lại và sản xuất nông
nghiệp. Phía Tây và Bắc phường giáp sông Bạch Đằng và Sông Chanh mang lại tiềm
năng nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện cho ngành ngư nghiệp phát triển.
Nằm ở cửa ngõ của vùng Hà Nam, Nam Hòa có hệ thống giao thông đồng bộ và thuận
lợi với các tuyến đường quan trọng như: cầu Sông Chanh nối liền Hà Nam với Hà Bắc,
Tỉnh lộ 338 nối liền thị xã Quảng Yên với thành phố Uông Bí. Ngoài ra, trên địa bàn còn
có các tuyến đường liên xã, liên phố, liên phường tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế - xã hội và giao lưu văn hóa với các địa phương khác.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, Nam Hòa là địa bàn chiến lược về kinh
tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, có tiềm năng để phát triển đa dạng các ngành kinh
tế: nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp với công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
và thương mại - dịch vụ.
2. Khái quát quá trình hình thành
Từ thời Hồng Đức, trên địa bàn phường Nam Hòa ngày nay đã có các cư dân đến khai
hoang tại thôn Hưng Học. Thôn Hưng Học chủ yếu do các cư dân vùng Hải Dương, Nam
Định và Thăng Long đến khai hoang, lập nghiệp. Năm 1809, dân làng Phong Cốc lại
tiếp tục tới khu vực phía Bắc đắp đê phục hoang, sau ba năm thì hoàn thành, từ đó lập
nên thôn Đồng Cốc. Đến năm Thành Thái thứ 2 (1890), tuần phủ Quảng Yên chia xã
Phong Lưu thành 4 xã: Phong Cốc, Cẩm La, Yên Đông, Trung Bản. Thôn Đồng Cốc trở
thành một xóm của xã Phong Cốc.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tổng Hà Nam được chia thành 3 xã: Nam Hòa,
Phong Cốc, Trung Bản. Xã Nam Hòa gồm 5 thôn: Hưng Học, Đồng Cốc, Hải Yến, Yên
Đông và Cẩm La. Năm 1949, các thôn trên địa bàn xã được đổi tên thành: Tân Lập, Tân
Tạo, Tân Tiến, Yên Thế và Hùng Thắng .
(1)
Năm 1957, do yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý nhà nước, xã Nam Hòa được tách
thành 3 xã: Nam Hòa, Cẩm La và Yên Hải. Xã Nam Hòa gồm 2 thôn: Tân Tạo và Tân Lập.
Sau đó, thôn Tân Lập đổi lại tên cũ là thôn Hưng Học, thôn Tân Tạo đổi lại tên cũ là
(1) Ban Chấp hành Đảng bộ phường Nam Hòa: Lịch sử Đảng bộ phường Nam Hòa (1930 - 2020),
sđd, tr.58.