Page 866 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 866
866 Ñòa chí Quaûng Yeân
thôn Đồng Cốc. Đến tháng 9/1991, xã Nam Hòa gồm 3 thôn: Đồng Cốc, Hưng Học và
Phú Xuân. Ngày 01/10/1993, được sự phê chuẩn của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng
Ninh, 3 thôn của xã Nam Hòa được tách thành 7 xóm: xóm 1, xóm 2, xóm 3, xóm 4, xóm 5,
xóm 6, xóm 7.
Ngày 25/11/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP về việc
thành lập thị xã Quảng Yên và thành lập các phường thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh
Quảng Ninh, phường Nam Hòa được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và
nhân khẩu của xã Nam Hòa. Sau khi thành lập phường, các xóm: xóm 1, xóm 2, xóm 3,
xóm 4, xóm 5, xóm 6, xóm 7 được đổi tên thành các khu phố tương ứng.
3. Dân số và đặc điểm dân cư
Nam Hòa nói riêng và vùng đất Hà Nam nói chung được hình thành chủ yếu nhờ quá
trình bồi tụ tự nhiên các bãi triều và quá trình quai đê lấn biển. Đối với Nam Hòa xưa,
thôn Hưng Học là vùng đất có cư dân tới định cư sớm nhất. Người dân ở đây chủ yếu đến
từ vùng Hải Dương, Nam Định, Hà Nội, hình thành nên các dòng họ lớn như: Hoàng,
Đỗ, Vũ, Lưu, Phan, Nguyễn Văn, Nguyễn Đức, Phạm Văn, Đặng, Đoàn và Hoàng Đức.
Còn tại vùng đất phía Bắc, sau nhiều lần đắp đê khai hoang nhưng không thành, đến
thế kỷ XIX, cư dân xã Phong Cốc tiếp tục tới đắp đê phục hoang, chuyển đến sinh sống
và lập nên thôn Đồng Cốc.
Từ khi hòa bình lập lại, khu vực bến Đò Chanh còn có nhân dân các xã Liên Hòa, Liên
Vị, Phong Hải đến làm ăn sinh sống. Những năm 1963 - 1964, thôn Đồng Cốc và Hưng
Học đã đưa trên 300 hộ với hơn 1.500 người đi khai hoang lập nên làng Phú Thanh ở xã
Phương Đông (nay thuộc phường Phương Đông, thành phố Uông Bí) và đưa 36 hộ dân
Đồng Cốc lên khai hoang tại xã Đông Mai (nay thuộc phường Đông Mai). Năm 1978, sau
sự kiện người Hoa bỏ về nước, 54 hộ gia đình với gần 160 nhân khẩu của xã Nam Hòa
đã về xã Đoan Tĩnh, huyện Móng Cái (nay là phường Hải Yên, thành phố Móng Cái) xây
dựng kinh tế mới, giữ đất, giữ làng. Năm 1980, một số hộ dân trên địa bàn xã được động
viên đi khai hoang tại khu vực xã Sông Khoai. Từ năm 2000 đến nay, dân số trên địa
bàn Nam Hòa tương đối ổn định. Năm 2019, phường có 1.735 hộ dân, 6.067 nhân khẩu.
Đến ngày 31/12/2023, phường có 1.811 hộ gia đình với 6.243 nhân khẩu.
Khai phá và sinh sống trên mảnh đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai,
bão lũ, các thế hệ cư dân Nam Hòa không ngừng cố gắng, kiên cường bám trụ, hăng say
lao động sản xuất, mở mang đất đai, làm giàu cho gia đình, làm giàu cho quê hương,
đất nước.
4. Khái quát truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng
Thời cổ - trung đại, kẻ thù xâm lược thường xuyên và chủ yếu đối với nước ta là các
thế lực phong kiến phương Bắc. Sông Bạch Đằng đoạn chảy qua thị xã Quảng Yên và
huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) đã trở thành quan ải quan trọng nhất, nơi quân ta
chặn đánh, khống chế lực lượng binh thuyền của địch. Dòng sông đã trở thành chứng
tích cho những chiến công oanh liệt của quân và dân ta: chiến thắng Bạch Đằng năm
938 của Ngô Quyền, chiến thắng năm 981 của Lê Hoàn và đỉnh cao là chiến thắng quân