Page 868 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 868
868 Ñòa chí Quaûng Yeân
Những năm đầu sau khi nước nhà thống nhất, Đảng bộ tập trung lãnh đạo nhân dân
từng bước tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội, tham gia chi viện và bảo vệ toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, xã Nam Hòa đã
đóng góp nhiều chông tre, chông sắt, xây dựng vững chắc tuyến phòng thủ biên giới; huy
động 72 người tham gia phục vụ chiến đấu.
Tổng kết chặng đường lịch sử hào hùng, phường Nam Hòa có hàng nghìn người con
lên đường nhập ngũ, trong đó có 46 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh được công nhận
liệt sĩ, 25 người để lại một phần xương máu trên chiến trường được công nhận thương
binh, bệnh binh , góp phần tô thắm những trang sử vẻ vang của đất nước. Ghi nhận
(1)
những thành tích đặc biệt xuất sắc của quân và dân xã Nam Hòa qua các thời kỳ, Đảng
và Nhà nước đã tặng nhiều phần thưởng cao quý: danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ
trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ, cứu nước; 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì; 1
Huân chương Chiến công hạng Ba. Năm 2017, mẹ Nguyễn Thị Lịnh được truy tặng danh
hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Những phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước
trao tặng là nguồn cổ vũ to lớn để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương tiếp
tục phát huy nội lực, ra sức thi đua xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, văn minh.
5. Kinh tế
Từ xưa đến nay, cư dân Nam Hòa không sống thuần nông. Cùng với sản xuất nông
nghiệp, họ còn đánh bắt cá, làm các nghề truyền thống như đóng thuyền vỏ gỗ, đan
ngư cụ. Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Nam Hòa có điều kiện
khơi dậy tiềm năng, phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện. Cơ cấu kinh tế trên
địa bàn phường chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó tăng dần tỷ trọng ngành
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng
ngành nông - lâm - ngư nghiệp.
Năm 2023, tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 50,73%;
ngành thương mại - dịch vụ chiếm 41,1%; ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 8,17%.
Nông - lâm - ngư nghiệp
Trước năm 1986, nhân dân Nam Hòa chủ yếu trồng 1 vụ lúa và các loại hoa màu như:
ngô, khoai. Tuy nhiên, do diện tích đất đai chủ yếu là đất nhiễm mặn, nhiễm chua,
hầu hết các cánh đồng thiếu nước ngọt và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai nên
năng suất lúa không cao. Điển hình như năm 1977, diện tích lúa màu trên địa bàn xã
bị hạn nặng, các cánh đồng nứt nẻ, mùa màng mất trắng, nhiều hộ gia đình rơi vào tình
trạng thiếu lương thực. Trước tình hình đó, xã Nam Hòa được huyện hỗ trợ 200 tấn gạo
để giải quyết nạn đói. Ủy ban nhân dân xã tích cực động viên nhân dân tham gia làm
thủy lợi, khắc phục tình trạng hạn hán.
Bước vào thời kỳ đổi mới, trên địa bàn có nguồn nước tưới tiêu từ hồ Yên Lập
cùng hệ thống kênh mương dẫn nước trải khắp các cánh đồng lúa đã giải quyết vấn
đề thủy lợi cho nhân dân, tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát triển nông nghiệp.
(1) Ban Chấp hành Đảng bộ phường Nam Hòa: Lịch sử Đảng bộ phường Nam Hòa (1930 - 2020),
sđd, tr.287.