Page 867 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 867

Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng    867



               Nguyên - Mông năm 1288 của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Tương truyền,
               năm 1288, khi tới bến đò Rừng để nghiên cứu địa hình, chuẩn bị thế trận tiêu diệt quân
               xâm lược Nguyên - Mông, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cùng tướng lĩnh đi
               khảo sát địa hình tại các gò đất cao để triển khai xây dựng trận địa cọc và bố trí quân
               mai phục. Trong quá trình thị sát, thuyền của ông bị mắc kẹt tại gò đất cao thôn Đồng
               Cốc, ngư dân Nam Hòa đã góp sức cùng binh lính kéo thuyền ra khỏi chỗ mắc cạn. Cùng
               với đó, trong suốt trận chiến, nhân dân còn góp công tham gia cùng quân đội vận chuyển
               lương thực, chặt gỗ, đẽo và chôn cọc trên sông, xây dựng trận địa mai phục... Hai bãi cọc
               Đồng Vạn Muối và Đồng Má Ngựa được phát hiện trên địa bàn phường là minh chứng
               cho tinh thần đồng sức, đồng lòng, những đóng góp của nhân dân Nam Hòa trong cuộc
               chiến đấu anh dũng, mưu lược chống lại kẻ thù.

                  Tiếp nối và phát huy truyền thống Bạch Đằng lịch sử, nhân dân Nam Hòa đã có
               những đóng góp to lớn trong quá trình đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. Mặc
               dù triều đình Nhà Nguyễn bạc nhược, để cho thực dân Pháp chiếm đóng Quảng Yên,
               song nhân dân Nam Hòa không chịu khuất phục đã kiên cường tham gia các cuộc khởi
               nghĩa chống thực dân Pháp do Đốc Tít, Lưu Kỳ, Lãnh Pha, Lãnh Hy, Đề Hồng... lãnh
               đạo ở vùng Đông Bắc, góp phần tô thắm truyền thống yêu nước, anh dũng chống giặc
               ngoại xâm của quê hương.

                  Tháng 02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân
               dân Nam Hòa tích cực tham gia các hoạt động yêu nước, tích cực đấu tranh giành chính
               quyền, góp phần cùng nhân dân thị xã Quảng Yên và huyện Yên Hưng giành được
               chính quyền vào ngày 20/7/1945.

                  Trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954), với ý
               chí sắt đá, quân và dân Nam Hòa đã tích cực tham gia phá tề, trừ gian, đào thêm hầm
               bí mật, tăng cường lao động sản xuất, chi viện sức người, sức của cho các chiến dịch,
               góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
               Ngày toàn quốc kháng chiến, nhiều thanh niên Nam Hòa đã hăng hái lên đường nhập
               ngũ. Tiêu biểu như các tấm gương: ông Vũ Kỷ, ông Vũ Văn Chính, ông Nguyễn Văn San,
               ông Vũ Hồng Quang...

                  Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1955 - 1975), với vị trí chiến lược quan
               trọng, bến phà Chanh và khu vực Nam Hòa trở thành trọng điểm bắn phá của máy bay
               địch. Với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả
               để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một
               người”, toàn xã đã đóng góp 760 tấn lương thực, 380 tấn thực phẩm, 1.342 ngày công
               giúp đơn vị bộ đội đào công sự và vận chuyển đạn dược. Ở hậu phương, cán bộ, đảng
               viên và nhân dân ra sức thi đua lao động sản xuất, tất cả sẵn sàng “tay cày, tay súng”
               chiến đấu bảo vệ quê hương. Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế
               quốc Mỹ, quân và dân địa phương đã tham gia 57 trận đánh, bắn rơi 2 máy bay Mỹ (vào
               ngày 07/7/1966 và ngày 20/4/1967) góp phần cùng quân dân miền Bắc đánh bại cuộc
               chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc
               hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
   862   863   864   865   866   867   868   869   870   871   872