Page 175 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 175

và triệt tiêu. Mãi cho đến khi Cộng Hòa Liên Bang Xô Viết sụp
           đổ vào cuối năm 1989 thì Phật Giáo Nga mới được phục hoạt.
           Chùa Kuntsechoinei được hoàn trả lại và được sửa chữa, hiện
           có 20 vị Sa di tu học.
               Hội Phật Giáo Estonia (The Estonian Buddhist Association)
           với 2 nghìn Phật tử mà vị lãnh đạo của Hội đã được bầu làm
           cố vấn trong hội đồng chính phủ. Các cộng đồng Phật Giáo ở
           Novosibirsk, Kiev, Khalov và Tashkent cũng được thành lập.
           Hai ngôi chùa Ivolga và Ago đã đuợc trùng tu và là nơi sinh
           hoạt cho 20 đoàn thể Phật tử ở Siberia. Một trung tâm Phật
           Giáo cũng được thành lập ở Kalmykia. Các hội Phật học ở
           Moscow và Latvia trước kia cũng tái lập lại và đang tích cực
           sinh hoạt.
               Thượng Tọa Samayev cho biết các đài truyền thanh và
           truyền hình đều có chương trình Phật Giáo hàng tuần. Sự khôi
           phục và phát triển Phật Giáo ở Nga đang đạt được những
           thành công. Ðiều này chứng tỏ là người Nga đang có một sự
           lự chọn mới cho cuộc sống tâm linh của họ (16).
               Trên đây chúng tôi chọn một số quốc gia phương Tây tiêu
           biểu để giới thiệu sự bành trướng của Ðạo Phật vào cuối thế
           kỷ 19 cho đến nay. Dĩ nhiên, chúng ta cũng đã gặp sự hiện
           diện của Phật Giáo trên hầu hết các quốc gia Âu Châu kể cả
           Bắc Âu và Ðông Âu. Phật Giáo tại Ðức, Ý, Ba Lan, Tiệp khắc,
           Thuỵ Ðiẩn… cũng gặp được nhiều thuận duyên để phát triển
           và phong trào nghiên cứu, tìm hiểu đạo Phật ngày càng dâng
           cao với làn sóng di dân từ các quốc gia Á Châu như Nhật, Ðại
           Hàn và nhất là cuộc ra đi tị nạn Cộng Sản vĩ đại nhất trong lịch
           sử loài người của cộng đồng Việt Nam sau tháng 4 năm 1975.
           Và chính nhờ cuộc di cư của hơn ba triệu người Việt của ba
           thập niên qua mà một sự kiện phải được tìm hiểu và nói đến,
           đó là Phật Giáo Việt Nam ở hải ngoại, trong đó có Phật Giáo
           Việt Nam tại Hoa Kỳ.

           II. SỰ HÌNH THÀNH CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI
           HOA KỲ:
               Dĩ nhiên trong bài viết hạn hẹp này, chúng tôi sẽ không
           đề cập đến Phật Giáo Hoa Kỳ theo cách nhìn tổng hợp của Gs
           Trần Quang Thuận với tác phẩm “Phật Giáo Mỹ”. Người viết


           174 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai
   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179   180